Trong thời gian qua, công tác theo dõi thi hành pháp luật đã đạt được một số kết quả nhất định. Bên cạnh đó, thực tiễn cũng cho thấy, mặc dù Nghị định số 59/2012/NĐ-CP đã quy định tương đối cụ thể về nội dung, hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhưng tình hình triển khai công tác này ở một số sở, ban, ngành tỉnh và các huyện, thành phố vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, hiệu quả còn hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên như theo dõi thi hành pháp luật là một nhiệm vụ mới, có phạm vi rộng và tính chất phức tạp, liên quan đến tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan từ trung ương đến địa phương, trong khi đó, Nghị định số 59/2012/NĐ-CP có một số quy định mang tính nguyên tắc, dẫn đến cách hiểu khác nhau và khó thực hiện. Song nguyên nhân chủ yếu là do quá trình thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật còn thiếu sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, toàn diện giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan, giữa các cơ quan thực hiện chức năng quản lý theo ngành, lĩnh vực với các cơ quan có thẩm quyền chung; giữa các cơ quan trong hệ thống cơ quan hành chính với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng…
Để khắc phục tình trạng ngày 21/12/2016, UBND tỉnh Tây Ninh đã ký Quyết định ban hành Quy chế phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh số 3258/QĐ-UBND. Quy chế này quy định về nguyên tắc, hình thức, nội dung, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đồng thời quy định rõ nguyên tắc phối hợp cần phải thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan và những quy định pháp luật có liên quan; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, chủ động và trách nhiệm giữa các cơ quan, địa phương; phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan, địa phương; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức và cá nhân khi tiến hành các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Nội dung của Quy chế tập trung vào việc xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, địa phương trong việc phối hợp thực hiện các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật như: xây dựng kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật; Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Báo cáo về theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Quy chế cũng quy định sự phối hợp tham gia của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, cá nhân có liên quan./.
PHÒNG QLXLVPHC&TDTHPL
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn