Tình hình thi hành pháp luật về nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Thứ tư - 16/11/2016 16:00

Đọc bằng audio

Các văn bản quy định chi tiết lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công do Chính phủ và các Bộ, Ngành ban hành quy định chi tiết hướng dẫn thi hành đã từng bước tạo hành lang pháp lý, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần đảm bảo cuộc sống cho các gia đình có công với cách mạng. Trên cơ sở các văn bản pháp luật do Trung ương ban hành, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố kịp thời triển khai thực hiện do đó công tác triển khai thực hiện chính sách cho ngươi công, người nghèo được các cấp, các ngành triển khai nghiêm túc, đồng bộ tạo được hiệu quả thiết thực, góp phần thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của lãnh đạo tỉnh Tây Ninh. Qua báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cho thấy từ năm 2015 đến tháng 9/2016, toàn tỉnh xây mới 372 căn nhà với  kinh phí 29.994,374 triệu đồng; sửa chữa 198 căn nhà với kinh phí 11.136,869 triệu đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ, một số huyện, thành phố còn gặp khó khăn trong việc xác định đối tượng được xét duyệt xây nhà, sửa chữa nhà, cụ thể như sau:  

Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định người có công được hỗ trợ nhà theothứ tự ưu tiên như sau: (i) Hộ gia đình người có công mà nhà ở có nguy cơ sập đổ, không an toàn khi sử dụng; (ii) Hộ gia đình mà người có công cao tuổi; (iii) Hộ gia đình người có công là dân tộc thiểu số; (iv) Hộ gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn; (v) Hộ gia đình người có công thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai. Tuy nhiên, qua thực tế thực hiện cho thấy trong một số trường hợp nhu cầu về nhà ở cho hộ gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn cấp thiết hơn nhu cầu về nhà ở của một số hộ gia đình mà người có công cao tuổi. Nếu chờ xét theo thứ tự ưu tiên trên thì rất ít hộ gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ về nhà ở.

Thứ hai, theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2016 thì thân nhân liệt sỹ là đối tượng được nhà nước hỗ trợ nhà ở. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh người có công đã được sửa đổi bổ sung thì thân nhân liệt sỹ gồm: cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ. Trong trường hợp tất cả thân nhân của liệt sỹ đều đủ điều kiện để được nhà nước hỗ trợ nhà thì sẽ cấp nhà cho đối tượng nào. Pháp luật chưa quy định hướng giải quyết cho trường hợp này, vì Nhà nước không thể hỗ trợ nhà cho tất cả các thân nhân của liệt sỹ.

Trên cơ sở ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị trong quá trình thực thi pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã kịp thời đề nghị Bộ Tư pháp  kiến nghị Thủ tướng chính phủ và các bộ ngành sớm có văn bản hướng dẫn nhằm tháo gỡ khó khăn cho địa phương./.

Phương Loan

      Phòng QLXLVPHC&TDTHPL

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay1,030
  • Tháng hiện tại8,834
  • Tổng lượt truy cập4,597,470
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây