Chính sách bảo trợ xã hội và những khó khăn

Thứ tư - 16/11/2016 16:00

Đọc bằng audio

Chính sách bảo trợ xã hội là một trong những chính sách mang tính nhân đạo to lớn, việc ban hành các văn bản quy định chi tiết lĩnh vực bảo trợ xã hội đã từng bước tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện các chính sách này nhanh chóng, dễ dàng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Qua thống kê cho thấy, trong năm 2015 tỉnh Tây Ninh đã thực hiện trợ cấp hàng tháng cho 26.263 đối tượng với kinh phí 83.633 triệu đồng, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 24.348 đối tượng chính sách; và trong 9 tháng đầu năm 2016 có 29.296 đối tượng được trợ cấp hàng tháng với kinh phí 76.674 triệu; 25.979 đối tượng được cấp bảo hiểm y tế. Đối với việc trợ cấp đột xuất thì từ 1/2015 đến 9/2016 tỉnh Tây Ninh đã thực hiện trợ cấp đột xuất cho 102 trường hợp với kinh phí 455 triệu đồng. Việc tích cực triển khai các chính sách bảo trợ xã hội đã phần nào tháo gỡ khó khăn các đối tượng chính sách. Nhưng qua công tác kiểm tra, theo dõi việc thực hiện chính sách Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Tây Ninh đã ghi nhận một số khó khăn của các địa phương, cụ thể như sau:  

Thứ nhất, về đối tượng được hưởng chế độ bảo trợ xã hội. Theo quy định tại  Khoản 6 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP, Luật Người khuyết tật, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP thì chỉ có người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng mới được hưởng chính sách bảo trợ xã hội. Tuy nhiên trên thực tế đối tượng là người khuyết tật nhẹ thuộc hộ nghèo; người bị các bệnh nan y, các bệnh về máu, ung thư, chạy thận, tim có hoàn cảnh khó khăn rất cần được sự hỗ trợ từ nhà nước. Nhưng do pháp luật chưa có quy định nên chưa được hưởng chính sách bảo trợ của nhà nước.

Thứ hai, việc xác định mức độ khuyết tật của HĐ XĐMĐKT cấp xã. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Luật Người khuyết tật thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. Nhưng Khoản 2 Điều 16 Luật Người khuyết tật thì thành phần Hội đồng xác định mức độ Khuyết tật cấp xã (HĐ XĐMĐKT cấp xã) gồm: Chủ tịch UBND xã; trạm trưởng trạm y tế cấp xã; Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội; người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh cấp xã; Người đứng đầu tổ chức của người khuyết tật cấp xã. Từ quy định trên cho thấy thành phần HĐ XĐMĐKT cấp xã đa số là cán bộ không có chuyên môn về y tế trong việc xác định các dạng khuyết tật (chỉ có duy nhất trạm trưởng trạm y tế là người có chuyên môn để xác định mức độ khuyết tật) nên trên thực tế HĐ XĐMĐKT cấp xã chỉ xác định được mức độ khuyết tật đối với những khuyết tật có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường được: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn. Đối với các loại khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác quy định tại Điều 2 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định thì không thể xác định được do không có khả năng chuyên môn và không có cơ sở để xác định.

btxh.jpg

ĐKT tình hình THPL của UBND tỉnh làm việc với UBND TP Tây Ninh

Thứ ba, kinh phí, thủ tục mua dụng cụ, phương tiện phục hồi chức năng. Theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 45 Luật Người khuyết tật thì Nhà nước sẽ cấp kinh phí mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng (dành cho người khuyết tật đặc biệt nặng) cho các cơ sở bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về kinh phí, thủ tục để các cơ sở bảo trợ xã hội mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng cho người khuyết tật đặc biệt nặng.

 Mặc dù việc thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian tới Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh tiếp tục chỉ đạo các đơn vị triển khai kịp thời các chế độ, chính sách của nhà nước đến các đối tượng bảo trợ. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho người khuyết tật, hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng, trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng… đồng thời đề nghị Bộ Tư pháp kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành liên quan xem xét mở rộng đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội và có văn bản hướng dẫn chi tiết những quy định như đã nêu.

Phòng QLXLVPHC&TDTHPL

 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay97
  • Tháng hiện tại7,901
  • Tổng lượt truy cập4,596,537
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây