Những quy định mới về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Thứ sáu - 15/01/2021 23:00

Đọc bằng audio

Ngày 30 tháng 12 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (viết tắt là Nghị định số 152/2020/NĐ-CP). Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.

Theo đó, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (viết tắt là Nghị định số 11/2016/NĐ-CP) đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (viết tắt là Nghị định số 140/2018/NĐ-CP) hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Về cơ bản, Nghị định số 152/2020/NĐ-CP vẫn trên cơ sở kế thừa, tiếp thu lại những nội dung được quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP. Mặt khác, Nghị định số 152/2020/NĐ-CP bổ sung thêm một số nội dung mới cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, thời hạn của giấy phép lao động.

Ngoài các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định, người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải được cấp giấy phép lao động.

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP nhưng không quá 02 năm.

Đối với quy định về thời hạn của giấy phép lao động, Nghị định số 152/2020/NĐ-CP đã bổ sung thêm một trường hợp mới tại khoản 9 Điều 10 Nghị định này. Theo đó, thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo "Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này."

- Thứ hai, các trường hợp cấp lại giấy phép lao động.

Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động được quy định tại Điều 12 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.

Cụ thể như sau:

"Điều 12. Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động

1. Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.

2. Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.

3. Thay đổi họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn."

Trước đây, theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP thì một trong những trường hợp phải cấp lại giấy phép lao động là "thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động". Theo đó, việc quy định này chỉ mang tính chất chung chung, không rõ ràng, cụ thể.

Tuy nhiên, hiện nay tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể hơn là chỉ cấp lại giấy phép lao động trong trường hợp "thay đổi họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn". Do đó, quy định này đã khắc phục được sự mập mờ, thiếu minh bạch của Điều 13 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.

- Thứ ba, điều kiện được gia hạn giấy phép lao động.

Một trong những nội dung mới của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP so với Nghị định số 11/2016/NĐ-CP chính là quy định liên quan đến "điều kiện được gia hạn giấy phép lao động". Bởi vì, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP không có bất kỳ quy định nào liên quan đến nội dung này.

Mặt khác, một điểm khác biệt lớn giữa Nghị định số 11/2016/NĐ-CP và Nghị định số 152/2020/NĐ-CP đó là nội dung liên quan đến trường hợp "giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày". Cụ thể là, theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP thì đối với trường hợp "giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày" thì sẽ được "cấp lại giấy phép lao động". Tuy nhiên, hiện nay theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thì đối với trường hợp này sẽ được "gia hạn giấy phép lao động".

- Thứ tư, thu hồi giấy phép lao động.

Đối với nội dung liên quan đến các trường hợp thu hồi giấy phép lao động, Nghị định số 152/2020/NĐ-CP đã bổ sung thêm một trường hợp hoàn toàn mới so với quy định trước đây của Điều 17 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP. 

Cụ thể là, tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động như sau: "Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội"./.

                                                       Ngọc Giàu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay6,771
  • Tháng hiện tại33,926
  • Tổng lượt truy cập5,004,285
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây