Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật và khắc phục tình trạng ban hành văn bản trái pháp luật

Thứ ba - 12/05/2020 16:00

Đọc bằng audio

Văn bản quy phạm pháp luật có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Do đó, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật chuẩn mực, phù hợp với đường lối phát triển của đất nước, phù hợp với toàn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là đòi hỏi tất yếu. Tuy nhiên, thực tiễn trong thời gian qua cho thấy đã có một số trường hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật như: Sai thẩm quyền ban hành, nội dung, sai thể thức kỹ thuật trình bày hoặc văn bản có nội dung chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật.

Một số trường hợp sai về nội dung có thể gây ra nhiều hậu quả và thiệt hại, đồng thời cũng khó khắc phục hậu quả như: Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, gây bất bình đẳng trong thực hiện pháp luật. Hậu quả về vật chất: gây tổn thất ngân sách nhà nước, gây tốn kém tiền bạc, thời gian của các cơ quan có trách nhiệm thực thi và của người dân. Việc ban hành văn bản trái pháp luật cũng làm cho việc điều hành, quản lý nhà nước bằng công cụ pháp luật kém hiệu quả, quá trình thực thi pháp luật vào thực tiễn đời sống không được đảm bảo, thậm chí làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào nhà nước.

Để khắc phục tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật, đề xuất một số giải pháp sau:

- Thực hiện đúng trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, đặc biệt là trong khâu lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động trực tiếp cần thực hiện nghiêm túc, không qua loa, sơ sài. Thực hiện lấy ý kiến phản biện xã hội đối với những văn bản có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nhân dân.

- Nâng cao vai trò đầu mối của cơ quan tư pháp trong công tác thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng, kiểm tra xử lý văn bản trái pháp luật.

- Tổ chức các kênh thông tin pháp lý chính thức để thu thập sự phản hồi từ những đối tượng áp dụng, thực hiện văn bản. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong giải trình các ý kiến phản hồi của người dân đối với văn bản quy phạm pháp luật. Việc xử lý các văn bản trái pháp luật (hoặc không phù hợp với thực tiễn) phải được thực hiện một cách nghiêm túc, cầu thị, nhanh chóng và minh bạch.

- Tăng cường xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người ban hành văn bản trái pháp luật và ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đối với cách thức, trình tự, thủ tục để xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật (vì thực tế việc xác định trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân còn chưa rõ ràng xuất phát từ mối quan hệ hành chính giữa cơ quan, người ban hành văn bản)./.                                                                                   

 Ngọc Giàu


  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay77
  • Tháng hiện tại92,124
  • Tổng lượt truy cập5,909,596
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây