Phong trào thi đua, khen thưởng của Sở Tư pháp trong giai đoạn 2015-2020

Thứ tư - 10/06/2020 17:00

Đọc bằng audio

Sở Tư pháp là cơ quan chyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, được thành lập theo Quyết định số 276/QĐ-UB ngày 28/12/1982 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (tiền thân là Phòng Pháp chế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh) có trụ sở tại số 302 đường Cách mạng tháng 8, khu phố 2, phường 2, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Hiện Sở có 05 phòng (Văn phòng, Thanh tra, Hành chính và Bổ trợ tư pháp, Phổ biến giáo dục pháp luật, Xây dựng, kiểm tra và quản lý việc thực thi về pháp luật và có 05 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở (gồm các đơn vị: Phòng Công chứng số 1, Phòng Công chứng số 2, Phòng Công chứng số 3, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản). Đến hết năm 2019, Sở Tư pháp có 25/27 biên chế hành chính và 03 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP; biên chế đơn vị sự nghiệp được UBND tỉnh giao 31 biên chế và 10 định biên.

Xác định công tác thi đua, khen thưởng là công tác quan trọng trong quá trình hoạt động của cơ quan, là động lực thúc đẩy, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của mỗi công chức, viên chức, người lao động ra sức thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vì vậy, Sở Tư pháp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng cũng như các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, Hội dồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh; đặc biệt là việc thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động. Đồng thời, bám sát nhiệm vụ chính trị để tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua một cách phù hợp, luôn xác định công tác thi đua, khen thưởng là nhiệm vụ quan trọng, là động lực thúc đẩy, khuyến khích các tập thể và cá nhân phát huy tính chủ động, sáng tạo, vượt qua khó khăn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Trong phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao giai đoạn 2015 - 2020, với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước công tác tư pháp ở địa phương, Sở Tư pháp Tây Ninh luôn xác định rõ trách nhiệm của mình, kịp thời triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao trên cơ sở chương trình, kế hoạch công tác tư pháp hàng năm của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cụ thể:

- Trong công tác văn bản: Sở luôn quan tâm, chủ động tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về xây dựng, thẩm định, góp ý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong công tác văn bản kịp thời, đồng bộ, đạt hiệu quả cao trên địa bàn toàn tỉnh. Sở đã tham mưu UBND tỉnh: thẩm định 04 hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết HĐND cấp tỉnh có chính sách và thẩm định 626 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành; góp ý 731 dự thảo văn bản; tự kiểm tra 304 Quyết định QPPL do UBND tỉnh ban hành; kiểm tra theo thẩm quyền 359 nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp huyện ban hành; thực hiện rà soát 6113 văn bản và tham mưu Ủy ban nhân tỉnh ban hành Quyết định công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL theo quy định.

 - Trong công tác PBGDPL: Sở tham mưu UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh ban hành đầy đủ các chương trình, đề án, kế hoạch, công văn hướng dẫn thực hiện trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Sở luôn chú trọng thực hiện đa dạng hóa các hình thức PBGDPL: tham mưu tổ chức 44 hội nghị triển khai pháp luật, tập huấn nghiệp vụ. Tổ chức hơn 63 cuộc thi về tìm hiểu pháp luật (đặc biệt: trong năm 2016 tham mưu tổ chức Hội thi báo cáo viên pháp luật giỏi về phòng, chống tham nhũng; năm 2018, 2019 tổ chức Hội thi tìm hiểu ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Tiến hành biên soạn in ấn và phát hành tờ gấp hỏi – đáp về các văn bản luật hơn 98 tờ gấp hỏi đáp với số lượng 988.000 tờ để cấp phát miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh; in và cấp phát 20 số Bản tin Tư pháp với số lượng 10.000 quyển. Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện 60 chương trình "Pháp luật với đời sống", 01 phóng sự về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, 30 chương trình "Giới thiệu văn bản pháp luật"; 17 Chương trình phát thanh "Câu chuyện pháp luật"; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện việc tuyên truyền pháp luật trên hệ thống thông tin cơ sở (gồm 238 bài viết và 238 khẩu hiệu tuyên truyền pháp luật).

Ngoài ra, Sở còn hướng dẫn các Phòng Tư pháp cấp huyện và Tư pháp cấp xã phối hợp cùng với các ngành, đoàn thể cùng cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản về pháp luật cho cán bộ và nhân dân được 102.378 cuộc với hơn 3.069.373 lượt người tham gia.

Các Tổ Hòa giải ở cơ sở đã thụ lý 7.537 vụ tranh chấp; đưa ra hòa giải 7.537 vụ, trong đó: số vụ hòa giải thành 6.151 vụ, chiếm tỷ lệ 81.6% số vụ hòa giải không thành là 1.386 vụ, đã hướng dẫn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, chiếm tỷ lệ: 18.4%. Nhân dịp tổng kết 05 năm thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở (năm 2018), Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 03 tập thể và 11 cá nhân.

- Trong công tác hành chính tư pháp: Sở đã xây dựng và trình UBND tỉnh đầy đủ kế hoạch, chương trình và các công văn hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp, giao dịch đảm bảo và bồi thường Nhà nước, hàng năm Sở đều tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức triển khai Luật hộ tịch, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, thường xuyên có văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch... Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực này nhằm kịp thời phát hiện những thiếu sót và những khó khăn, vướng mắc để hướng dẫn, chấn chỉnh khắc phục.

-  Bên cạnh đó, Sở cũng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực bổ trợ tư pháp với các nhiệm vụ nổi bật như: Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy định về Tiêu chí và quy trình xét duyệt hồ sơ thành lập các Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với pháp luật; Quyết định quy định mức trần thù lao công chứng; Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Bên cạnh đó, Sở còn tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh bãi bỏ Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 11/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh; UBND tỉnh bãi bỏ các Quyết định quy phạm pháp luật do ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trong lĩnh vực đấu giá tài sản. Để triển khai có hiệu quả Luật công chứng, Sở đã tham UBND tỉnh thành lập Hội Công chứng viên tỉnh Tây Ninh và tổ chức thành công Đại hội Công chứng viên tỉnh Tây Ninh lần thứ I; UBND tỉnh ban hành Quyết định chuyển đổi loại hình hoạt động văn phòng công chứng đối với 09 tổ chức hành nghề Công chứng theo quy định của Luật Công chứng. Tham mưu UBND tỉnh phối hợp với Học viện Tư pháp - Bộ Tư pháp tổ chức 01 lớp đào tạo nghề Công chứng; 02 lớp đào tạo nghề luật sư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh với khoảng 125 học viên tham gia và hoàn thành khóa học. Triển khai Luật đấu giá tài sản năm 2016 và các văn bản mới được ban hành trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp; giải quyết 100% các TTHC thuộc thẩm quyền của Sở cho các cá nhân và tổ chức hành nghề Luật sư, công chứng, đấu giá tài sản, giám định tư pháp,... Trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện trợ giúp pháp lý là 2.734 vụ việc; tư vấn pháp luật những vụ việc đơn giản và giải đáp những thắc mắc cho hơn 1.000 lượt người tại trụ sở và thông qua các đợt truyền thông về công tác TGPL.

- Trong công tác QLXLVPHC và TDTHPL, hàng năm, Sở tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch quản lý thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Thực hiện "Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật" giai đoạn 2018-2022 ban hành kèm theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Sở tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1549/KH-UBND ngày 29/6/2018 về triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh, đồng thời thường xuyên thực hiện trong những năm tiếp theo. Để triển khai thực hiện kế hoạch, Sở đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh thành lập các Đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm, liên ngành tại một số cơ quan, đơn vị và UBND huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh như: lĩnh vực chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả (năm 2015); lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công và vùng thường xuyên bị thiên tai (năm 2016); tình hình thi hành pháp luật về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (năm 2017); lĩnh vực tư pháp đối với hoạt động chứng thực, quản lý hộ tịch và lý lịch tư pháp; kết quả theo dõi tình hình thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; kết quả kiểm tra theo dõi thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm về điều kiện đầu tư kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường, y tế, lao động thương binh và xã hội (năm 2018); lĩnh vực an toàn thực phẩm và lĩnh vực trọng tâm liên ngành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (năm 2019).

- Để theo dõi, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác tư pháp, Sở đã tổ chức thực hiện 21 cuộc thanh tra trong đó có 03 cuộc thanh tra hành chính, 15 cuộc thanh tra chuyên ngành và 03 cuộc thanh tra chuyên ngành đột xuất, 01 cuộc thanh tra hành chính. Ngoài ra, Sở còn tiến hành một số cuộc kiểm tra về tổ chức và hoạt động của các tổ chức Bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh như 03 cuộc kiểm tra các tổ chức hành nghề công chứng; 05 cuộc kiểm tra các tổ chức hành nghề luật sư, 02 cuộc đối với các tổ chức hành nghề đấu giá và 01 cuộc kiểm tra các hoạt động chứng thực….Nhìn chung, hầu hết các tổ chức bổ trợ tư pháp đề được thường xuyên thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh tổ chức cũng như hoạt động, đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu của người dân.

Trong giai đoạn báo cáo, Sở Tư pháp tiếp nhận và giải quyết 148 đơn khiếu nại, tố cáo và phản ánh, kiến nghị, trong đó có 02 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở nhưng đương sự đã rút đơn; 01 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền, theo đó đã ban hành kết luận giải quyết và thông báo kết quả giải quyết tố cáo, đồng thời ban hành 01 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm. Các đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết đã được xử lý và thực hiện hướng dẫn người dân theo quy định. Sở còn thực hiện đầy đủ các chức năng khác trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng như: ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch công tác phòng chống tham nhũng hàng năm, Kế hoạch công khai bản kê khai tài sản, thu nhập hàng năm với hình thức niêm yết tại bảng tin nội bộ của cơ quan; đồng thời tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản của Đảng, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành về phòng, chống tham nhũng cho toàn thể công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan và các văn bản khác có liên quan.

- Trong công tác xây dựng ngành, công chức tư pháp được bố trí đầy đủ, đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ từ tỉnh đến xã. Cấp xã có 88/95 xã, phường, thị trấn có 02 công chức Tư pháp - Hộ tịch đạt 92.6%; có 168/183 công chức Tư pháp - Hộ tịch có trình độ đại học Luật trở lên đạt 91.8%; 14/183 công chức có trình độ trung cấp Luật đạt 7.7% và 01 công chức có trình độ đại học khác.

- Ngoài ra, Sở còn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn, đồng thời chú trọng đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ công tác cải các hành chính, cải cách tư pháp của ngành.

Bên cạnh thực hiện tốt phong tròa thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Sở còn thực hiện tốt phong trào "Cán bộ Tư pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2016 – 2020; phong trào "Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2016 – 2020, "Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau", chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.

 Với những kết quả nêu trên, từ năm 2015 đến nay, Sở  đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động Hạng hai, Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua năm 2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp trao tặng 01 "Cờ thi đua Ngành Tư pháp", 02 Bằng khen; Chủ tịch UBND tỉnh tặng 09 Bằng khen. Các tập thể, cá nhân thuộc Sở được khen thưởng như sau:

- Huân Chương lao động hạng ba: 01 tập thể, 03 cá nhân;

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 01 tập thể;

- Cờ thi đua của UBND tỉnh: 05 lượt tập thể;

- Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh: 14 lượt cá nhân;

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch UBND tỉnh: 24 lượt tập thể và 61 lượt cá nhân;

- Tập thể Lao động xuất sắc: 20 lượt tập thể

- Tập thể Lao động tiên tiến: 40 lượt cá nhân

- Chiến sĩ thi đua cơ sở: 60 lượt cá nhân;

- Lao động tiên tiến: 304 lượt cá nhân

- Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp: 40 lượt tập thể và 128 lượt cá nhân.

Các thành tích được ghi nhận, khen thưởng là nguồn động lực để động viên phong trào thi đua của Sở Tư pháp nói riêng và toàn Ngành Tư pháp Tây Ninh nói chung, góp phần để các tập thể, cá nhân trong ngành tiếp tục phấn đấu, ra sức hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao trong những năm tiếp theo.


  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay5,580
  • Tháng hiện tại32,735
  • Tổng lượt truy cập5,003,094
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây