Qua 05 năm thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Gò Dầu (2015 – 2020)

Thứ tư - 10/06/2020 17:00

Đọc bằng audio

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác tham mưu, phối hợp thực hiện trong cả hệ thống chính trị, là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Do đó, đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa pháp luật đi vào cuộc sống.

Trong 05 năm qua, để thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/04/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Phòng Tư pháp Gò Dầu đã kịp thời tham mưu cho UBND huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện; đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, báo cáo viên pháp luật của huyện và tuyên truyền viên pháp luật của các xã, thị trấn; thông qua đội ngũ này tiếp tục tuyên truyền, giới thiệu pháp luật đến với đông đảo cán bộ và nhân dân địa phương, nhất là người dân ở cơ sở, từ đó nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế của huyện nhà.

Để có được đội ngũ báo cáo viên pháp luật của huyện và tuyên truyền viên pháp luật các xã, thị trấn đảm bảo về tiêu chuẩn, điều kiện theo đúng quy định,  Phòng Tư pháp thường xuyên rà soát, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật của huyện và Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã đảm bảo đủ số lượng, từng bước nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện. Hiện nay toàn huyện có 12 báo cáo viên pháp luật, 27 đồng chí thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật huyện, 05 đồng chí Tập huấn viên và 111 Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã.

Thông qua việc triển khai thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, do đó thường xuyên có sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện để đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cấp, các ngành. Qua đó công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở địa phương ngày càng đi vào nền nếp, hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương ban hành như: Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư v.v… có hiệu lực thi hành đều được triển khai, quán triệt, phổ biến sâu rộng cho cán bộ và nhân dân.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Gò Dầu đã được triển khai đồng bộ ở các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở với những hình thức tuyên truyền đa dạng, nội dung được chọn lọc cụ thể, dễ hiểu, phù hợp với từng nhóm đối tượng, bám sát nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội của địa phương và cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; kết hợp giữa giáo dục pháp luật với giáo dục công dân, giáo dục thế hệ trẻ và đạo đức công vụ.

Cụ thể, trong giai đoạn 2015 – 2020 đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật được 9.486 cuộc với 284.583 lượt người dự, gồm các nội dung: Hiến pháp năm 2013; Bộ Luật dân sự, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015; Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015; Luật trưng cầu dân ý, Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật giao thông đường bộ; Luật phòng, chống tham nhũng; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo, Luật An ninh mạng..v.v, xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Đề án "Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn"; Đề án "Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân giai đoạn 2015-2020"; Đề án "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015" đến năm 2020.

Đã cấp phát 625 bản tin tư pháp và 56.600 tờ tài liệu hỏi - đáp pháp luật cho các xã, thị trấn để tuyên truyền trong nhân dân. Thực hiện được 2.591 tin, bài và 264 chuyên mục chính sách pháp luật. Đồng thời tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương quan điểm, chính sách trong các dự thảo Luật dự kiến trình Quốc hội; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng đang thực hiện mang tính thiết thực, phù hợp và một số văn bản khác...; Tuyên truyền gián tiếp trên hệ thống truyền thanh cơ sở những nội dung pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân với thời lượng 4.563 giờ.

Toàn huyện hiện có 62 tổ hòa giải ở các ấp, khu phố với 396 hòa giải viên, trong giai đoạn 2015-2020 đã tiếp nhận hơn 903 vụ việc thuộc phạm vi hòa giải. Đưa ra hòa giải thành 784 vụ, việc đạt tỉ lệ 86,82% so số vụ, việc đưa ra hòa giải. Tuyên truyền trực quan được 2.419 m2 pa nô, 2.378 khẩu hiệu các loại và tuyên truyền xe loa được 57 đợt tuyên truyền pháp luật và Ngày pháp luật Việt Nam hàng năm.

Tích cực quán triệt, phổ biến, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo tinh thần Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính các điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Từ năm 2017 đến năm 2019 có 24/27 lượt xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, đã xây dựng các mô hình phổ biến giáo dục pháp luật trên cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện, zalo, facebook đã đăng 49 tin, bài (công thông tin điện tử 20 bài, Zalo 14 bài, facebook 15 tin) với các nội dung liên quan đến Luật An ninh mạng, Luật hình sự, Luật xử phạt vi phạm hành chính, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các văn bản luật gần gũi với đời sống của nhân dân.

Có thể khẳng định, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện trong những năm qua đã tiếp tục được phát huy, góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về quyền và nghĩa vụ tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; các cấp, các ngành đã nâng cao hơn trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được phổ biến kịp thời đến đa số cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện, từng bước nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân, kéo giảm tình hình vi phạm pháp luật.

                                                Phòng Tư pháp huyện Gò Dầu


  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay4,975
  • Tháng hiện tại32,130
  • Tổng lượt truy cập5,002,489
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây