Quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp

Thứ ba - 06/08/2013 22:05

Đọc bằng audio

Luật phổ biến, giáo dục pháp luật được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Tại Điều 7, khoản 3 của Luật có quy định: “Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật”.

 

Để quy định chi tiết Điều 7 của Luật về Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng thời tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động, phát huy hơn nữa vai trò của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trong việc tham mưu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), huy động các nguồn lực phục vụ công tác PBGDPL, thì việc ban hành Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL là cần thiết.

Quyết định này gồm 07 điều, cụ thể như sau:

Thành phần của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh và cấp huyện

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh), Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập gồm các thành phần sau đây:

- Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng: Giám đốc Sở Tư pháp là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng cấp tỉnh, Trưởng phòng Tư pháp là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng cấp huyện;

- Hội đồng có thành phần là lãnh đạo các cơ quan: Văn phòng Ủy ban nhân dân, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Quân sự, Công an, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Tài chính, cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Đài Phát thanh và Truyền hình;

Mời lãnh đạo các tổ chức: Tuyên giáo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Luật gia, Đoàn luật sư, Hiệp hội doanh nghiệp làm Ủy viên Hội đồng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh và cấp huyện

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện tư vấn cho Ủy ban nhân dân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Việc xây dựng chương trình, kế hoạch trung hạn, dài hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, địa bàn và tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; nội dung pháp luật trọng tâm cần phổ biến, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước và địa phương, với xây đựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính ở địa phương; việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số đối tượng đặc thù;

- Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương; phối hợp, lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp để giải quyết các vấn đề đột xuất, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật tại địa phương;

- Giải pháp tăng cường xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; các giải pháp để huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước trong việc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hằng năm tại địa phương;

- Đánh giá tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp giao.

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật

- Ban hành Danh sách thành viên Hội đồng và Quy chế hoạt động của Hội đồng; phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của Hội đồng, kết luận và văn bản khác của Hội đồng.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động của Hội đồng.

-. Chỉ đạo chung hoạt động của Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Cơ quan thường trực Hội đồng và Ban Thư ký; điều hành, phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao.

- Triệu tập, chủ trì các phiên họp của Hội đồng.

- Đề xuất người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng bổ sung, thay thế các Ủy viên Hội đồng.

- Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật

- Thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng phân công; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng không thể chủ trì phiên họp của Hội đồng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng hoặc một Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền thực hiện chủ trì phiên họp của Hội đồng.

- Đôn đốc các Ủy viên Hội đồng tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng.

- Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng giao.

Trách nhiệm của Ủy viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật

- Ủy viên Hội đồng các cấp có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Hội đồng; thực hiện các nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về việc thực hiện nhiệm vụ.

Ý kiến tham gia của các Ủy viên Hội đồng là ý kiến chính thức của cơ quan, tổ chức nơi công tác.

- Ủy viên Hội đồng được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động của Hội đồng.

Kinh phí hoạt động của Hội đồng và Ban Thư ký Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật

Kinh phí hoạt động của Hội đồng và Ban Thư ký Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm; được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp và sử dụng theo quy định tài chính hiện hành.

Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp

 Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2013 và thay thế Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật (gọi tắt là Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg).

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật đã được thành lập theo Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg vẫn được duy trì hoạt động và phải được kiện toàn theo quy định của Quyết định này trong thời hạn chậm nhất là ba tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Kim Hương

 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay3,714
  • Tháng hiện tại110,864
  • Tổng lượt truy cập4,572,941
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây