Trong 05 năm qua, kể từ khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực, UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Luật PCBLGĐ được 03 Quyết định và 02 Kế hoạch, cụ thể: Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 13/01/2010 về việc Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện phòng chống bạo lực gia đình giai đoạn 2010-2015; Quyết định 681/QĐ-UBND ngày 07/4/2010 về việc thành lập Ban Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Quyết định số 892/QĐ-UBND ngày 15/4/2011 về việc thành lập Ban Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 3654/KH-UBND ngày 30/10/2008 của UBND tỉnh về triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Kế hoạch số 3655/KH-UBND ngày 13/01/2008 của UBND tỉnh về việc tổ chức chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Bên cạnh đó, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh đều ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh trong đó có nội dung bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình để các cấp, các ngành làm cơ sở tuyên truyền sâu rộng ra cộng đồng dân cư.
Trên cở sở các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn đều ban hành văn bản chỉ đạo về phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương và cấp mình quản lý.
Qua 5 năm triển khai thực hiện, toàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản có liên quan bằng nhiều hình thức phong phú, như: Thông qua các hội nghị, sinh hoạt tổ dân cư tự quản, sinh hoạt chi, tổ, hội, câu lạc bộ, tổ chức nói chuyện chuyên đề…được 30.115 cuộc với 1.222.083 lượt người tham dự; thông qua hội nghị tập huấn 84 lớp tập huấn cho 7.752 lượt báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên, cán bộ đoàn thể, thành viên Ban chỉ đạo, Ban Chủ nhiệm các Câu lạc bộ, nhóm PCBLGĐ, cán bộ làm công tác gia đình, văn hóa, tư pháp. Các mô hình, câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động khá hiệu quả với các hình thức sinh hoạt phong phú, đa dạng, chất lượng, thu hút đông đảo nhân dân tham gia đã góp phần giảm thiểu tình hình bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh; thông qua các loa, trạm truyền thanh: tuyên truyền được 1.997 giờ 44 phút có các nội dung liên quan đến PCBLGĐ; 3.759 tin; 15 chuyên mục; 417 bài; 345 tiết mục; 942m2 pano; 2.171 băng ron; 134 xe loa; thông qua tài liệu tuyên truyền: cấp phát 92.713 tờ gấp tuyên truyền về lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, xử phạt vi phạm hành chính về bạo lực gia đình…; 1.400 đĩa CD có nội dung tuyên truyền về về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình…; 400 quyển Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và 4.886 bộ tài liệu tuyên truyền về Phòng, chống bạo lực gia đình.
Tuyên truyền qua các hội thảo, hội thi: Tổ chức 02 Hội thảo với chủ đề “ Phòng, chống bạo lực gia đình-Thực trạng và giải pháp” và “ Giáo dục đạo dức lối sống trong gia đình” và tổ chưc 02 cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có 8.858 bài dự thi và cuộc thi viết tìm hiểu Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình có 9.453 bài dự thi; 01 Hội thi Gia đình văn nghệ-kiến thức gia đình, PCBLGĐ được tổ chức ở 02 cấp tỉnh và huyện và 01 Hội thi tuyên truyền viên giỏi về PCBLGĐ cấp tỉnh.
Tuyên truyền lồng ghép nội dung về PCBLGĐ qua các buổi chiếu phim phục vụ cho nhân dân tại các xã vùng nông thôn sâu, vùng biên giới được 323 buổi, có trên 63.115 lượt người xem.
Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý: Số đợt TGPL lưu động là: 332 đợt; số người tham dự là: 21.114 người; Phát 7.273 tờ gấp pháp luật liên quan đến bạo lực gia đình. Thông qua mỗi đợt TGPL lưu động đều có tuyên truyền về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị bạo lực gia đình là 02 vụ.
Thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở: Tổng số đơn thụ lý: 1.339 đơn, vụ việc. Hòa giải thành: 869 vụ, đạt tỉ lệ 64,89%. Không thành: 470 vụ, đạt tỉ lệ 35.10%
Ngoài ra, còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCBLGĐ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Tây Ninh, Đài Phát thành-Truyền hình, thông qua các Bản tin, Tờ tin nội bộ ngành, các Câu lạc bộ, các nhóm PCBLGĐ, hệ thống Thư viện, Tủ sách pháp luật, các cuộc thi sáng tác tân nhạc, cổ nhạc, tiểu phẩm và ca cảnh cải lương, qua các cuộc triển lãm…
Đối với hoạt động đấu tranh về phòng, chống bạo lực gia đình, các ngành chức năng và mỗi địa phương luôn tích cực, chủ động trong việc ngăn chặn, xử lý vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình. Cụ thể:
- Tổng số vụ bạo lực gia đình từ năm 2008 đến nay là: 429 vụ. Số lượng hồ sơ, vụ việc yêu cầu đã được giải quyết: 429 vụ, cụ thể: Áp dụng các biện pháp giáo dục: 01 vụ; Góp ý trong cộng đồng dân cư: 173 vụ; Viết cam kết: 05 vụ; Hòa giải: 105 vụ; Xử phạt vi phạm hành chính: 66 vụ; Ly hôn: 56 vụ; TAND: xét xử 15 vụ gây BLGĐ; Truy cứu trách nhiệm hình sự: 08 vụ.
Nhìn chung, trong những năm qua, công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh ngày càng hoạt động có hiệu quả, nhờ được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia hỗ trợ của tích cực của các cơ quan, ban, ngành có liên quan và sự hưởng ứng tích cực của đông đảo quần chúng nhân dân, nên công tác phòng, chống bạo lực gia đình luôn được các cấp, các ngành quan tâm và triển khai đồng bộ; góp phần xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc và đẩy mạnh cho phong trào xây dựng gia đình, ấp, khu phố đạt chuẩn văn hóa ngày càng chất lượng hơn. Thực hiện đảm bảo công tác ban hành các kế hoạch, chương trình; các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật và được triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả. Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đến nhân dân. Công tác PBGDPL đã tạo sự chuyển biến tích cực trong việc nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ công chức, người lao động và nhân dân để phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Thông qua công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức của thành viên trong gia đình góp phần phát triển kinh tế cho hộ gia đình và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả, đồng thời đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo và từng bước xây dựng kinh tế gia đình ổn định và phát huy được giá trị truyền thống tốt đẹp của Gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Đặc biệt là đối tượng phụ nữ, thông qua việc triển khai thực hiện Luật PCBLGĐ đã giúp cho các chị có kiến thức cơ bản về phòng, chống bạo lực gia đình, giúp cho bản thân và những người xung quanh nhất là nạn nhân của bạo lực gia đình thoát khỏi tình trạng này.
KH
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn