Nghị địnhQuy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp

Thứ hai - 05/08/2013 22:40

Đọc bằng audio

Ngày 29 tháng 7 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2013.

Nghị định số 85/2013/NĐ-CP gồm 7 chương và 30 điều quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức giám định tư pháp công lập; việc thành lập và đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp; chính sách ưu đãi đối với Văn phòng giám định tư pháp; công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Theo đó, tổ chức giám định tư pháp công lập thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu của người trưng cầu giám định, yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp và thực hiện dịch vụ giám định ngoài tố tụng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Riêng Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế sẽ được thành lập trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày Luật giám định tư pháp có hiệu lực thi hành. Do đó, tổ chức giám định pháp y tâm thần ở địa phương được thành lập và hoạt động theo quy định của Pháp lệnh giám định tư pháp tiếp tục hoạt động cho đến khi Trung tâm pháp y tâm thần khu vực được thành lập và đi vào hoạt động.
Về Văn phòng giám định tư pháp: Nghị định quy định cụ thể về các loại giấy tờ, trình tự, thủ tục xin phép thành lập, đăng ký hoạt động; thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định tư pháp của Văn phòng giám định tư pháp; quyền và nghĩa vụ của Văn phòng giám định tư pháp; chuyển đổi loại hình hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp; thu hồi Giấy đăng ký hoạt động; chấm dứt hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp.
Về chế độ chính sách đối với người giám định tư pháp và người tham gia giám định tư pháp: Nghị định quy định các đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp và nguồn kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp. Theo đó, người giúp việc cho người giám định tư pháp là cán bộ kỹ thuật hình sự trong trường hợp tham gia khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi cũng được bổ sung vào đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp. Bên cạnh đó, Nghị định quy định các chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp trách nhiệm công việc đối với giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự.
Ngoài ra, Nghị định quy định cụ thể về việc lập và công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; trách nhiệm của các Bộ cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với hoạt động giám định tư pháp và quy định chuyển tiếp đối với giám định viên tư pháp đã được bổ nhiệm theo quy định của Pháp lệnh giám định tư pháp, hoạt động giám định pháp y thuộc Phòng kỹ thuật  hình sự thuộc Công an tỉnh, chế độ, chính sách đối với người giám định tư pháp, phí giám định tư pháp.
Phòng BTTP

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập71
  • Hôm nay3,559
  • Tháng hiện tại73,338
  • Tổng lượt truy cập6,002,178
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây