Hội nghị trực tuyến triển khai thi hành Luật Hộ tịch

Thứ hai - 20/07/2015 23:25

Đọc bằng audio

Sáng ngày 17.7.2015, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai thi hành Luật Hộ tịch. Tại điểm cầu Tây Ninh, dự hội nghị có ông Nguyễn Văn Rộng- Giám đốc Sở Tư pháp cùng hơn 60 đại biểu là lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, lãnh đạo UBND, lãnh đạo phòng Tư pháp cấp huyện và cán bộ Tư pháp – Hộ tịch một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
 

 

 

Toàn cảnh Hội nghị triển khai thi hành Luật Hộ tịch tại điểm cầu Tây Ninh

Luật Hộ tịch được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016, gồm 7 chương, 77 điều quy định về hộ tịch và các vấn đề liên quan đến hộ tịch.

Đây là lần đầu tiên nước ta có văn bản ở tầm Luật điều chỉnh riêng lĩnh vực này sau hơn 60 năm thực hiện bằng các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của các Bộ; là bước hoàn thiện khá căn bản về thể chế đăng ký và quản lý hộ tịch của Việt Nam với nhiều quy định mới, mang tính đột phá như: cải cách mạnh mẽ về trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch, tạo thuận lợi tối đa cho người dân; Gắn việc cấp số định danh cá nhân khi đăng ký và cấp Giấy khai sinh cho trẻ em; Xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch; phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương/cơ sở; nâng cao năng lực, tăng cường trách nhiệm và tính chuyên nghiệp của người quản lý, người thực hiện thông qua quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn, trình độ của đội ngũ làm công tác hộ tịch…

Hội nghị cũng được nghe giới thiệu một số tham luận: nội dung cơ bản của đề án cơ sở dữ liệu điện tử toàn quốc; Vấn đề cấp số định danh cá nhân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh; Thực trạng và định hướng kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đăng ký, quản lý hộ tịch tại địa phương; Tờ trình về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

 Ngoài ra, một số địa phương cũng đã trao đổi về những vấn đề liên quan đến công tác quản lý hộ tịch như tình hình triển khai thi hành Luật Hộ tịch và các giải pháp bảo đảm thi hành Luật có hiệu quả; Những cơ hội và thách thức khi UBND cấp huyện tiếp nhận thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài từ UBND cấp tỉnh; Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch và xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tại địa phương… 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Hà Hùng Cường - Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh: Luật Hộ tịch là đạo luật quan trọng liên quan đến việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Vì vậy, các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cũng như đảm bảo các điều kiện, bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của luật trong thời gian tới./.

                                                                                                                            MT

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm22
  • Hôm nay1,087
  • Tháng hiện tại64,059
  • Tổng lượt truy cập5,767,466
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây