Ngày 12 tháng 5 năm 2020, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 1119/STP-XDKT&QLTTPL về việc hướng dẫn khai thác và sử dụng Bộ pháp điển. Nhằm mục đích tìm kiếm, tra cứu văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương được nhanh chóng, kịp thời và chính xác; phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước, phổ biến pháp luật, nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng và thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân với các nội dung chủ yếu như sau:
Giới thiệu về cấu trúc của Bộ pháp điển
Công văn cũng đã giới thiệu khát quát đến người sử dụng về cấu trúc Bộ pháp điển của Việt Nam bao gồm 45 chủ đề được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 45 và 271 đề mục thuộc 45 chủ đề. Mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Mỗi đề mục có thể có các phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm. Với cách sắp xếp bố cục theo dạng hình nhánh cây như vậy giúp cho người sử dụng dễ nhận biết được thứ bậc hiệu lực pháp lý, cũng như thời gian ban hành của văn bản một cách cụ thể và dễ hiểu.
Cách thức tra cứu, sử dụng Bộ pháp điển điện tử
Cách thứ nhất: truy cập internet vào địa chỉ http://phapdien.moj.gov.vn tại đây người dùng chọn mục "Bộ Pháp điển" ở góc trên màn hình bên tay phải để truy cập trực tiếp vào Bộ Pháp điển điện tử.
Cách thứ hai: truy cập internet vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại địa chỉ http://vbpl.vn tại đây người dùng chọn mục "Bộ Pháp điển điện tử" ở giữa màn hình để truy cập trực tiếp vào Bộ Pháp điển điện tử.
Công văn cũng đã hướng dẫn người sử dụng cách thức tra cứu, tìm kiếm nội dung cần khai thác trong Bộ pháp điển cũng như các tính năng hỗ trợ tra cứu, tìm kiếm khác như:
Tính năng xem theo chủ đề: Tính năng này giúp người sử dụng tra cứu, tìm kiếm các quy định cần tìm thuộc nội dung của Chủ đề nào trong số 45 chủ đề của Bộ pháp điển.
Tính năng xem theo đề mục: Tính năng này giúp người sử dụng tra cứu, tìm kiếm nhóm quan hệ xã hội trong 1 lĩnh vực cụ thể trong số 245 đề mục của Bộ pháp điển.
Tính năng tìm kiếm theo từ khóa: Tính năng này giúp người sử dụng tra cứu, tìm kiếm các nội dung pháp lý cần tìm trong phần cấu trúc của Bộ pháp điển.
Như vậy, với chương trình khai thác văn bản quy phạm pháp luật là Bộ Pháp điển thì người dùng hoàn toàn có thể khai thác miễn phí các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành ở trung ương và đặc biệt biết được tình trạng về hiệu lực của văn bản là còn hiệu lực hay hết hiệu lực, bị thay thế hay bị bãi bỏ bởi các văn bản khác./.
Phòng XDKT&QLTTPL
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn