Tình hình công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh tây ninh năm 2019

Thứ hai - 02/03/2020 22:00

Đọc bằng audio

Trong năm 2019, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Tây Ninh sau khi sắp xếp, tổ chức lại đã không còn phòng Pháp chế, 03 Phòng pháp chế trên địa bàn tỉnh đã bị giải thể. Hiện tại, toàn tỉnh có bố trí 16 cán bộ làm công tác pháp chế ở 14 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tình hình công việc thực tế của các Sở, ngành quá nhiều, hầu hết cán bộ thực hiện công tác pháp chế chỉ được bố trí kiêm nhiệm 14/16 cán bộ, trong đó có 08 cử nhân Luật và 08 cử nhân chuyên ngành khác; thâm niên công tác trên 05 năm là 10 cán bộ và dưới 05 năm là 06 cán bộ.

Đối với các cơ quan ngoài 14 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh: đội ngũ người làm công tác pháp chế gồm 35 cán bộ, được bố trí chuyên trách để thực hiện công tác pháp chế là 18 cán bộ, kiêm nhiệm là 17 cán bộ. Trong đó, có 09 cử nhân Luật và 22 cử nhân chuyên ngành khác, dưới đại học là 04; thâm niên công tác trên 05 năm là 05 cán bộ và dưới 05 năm là 30 cán bộ.

Đối với các doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý thì đội ngũ người làm công tác pháp chế gồm 04 cán bộ, được bố trí chuyên trách để thực hiện công tác pháp chế là 02 cán bộ, kiêm nhiệm là 02. Trong đó, có 02 cử nhân Luật và 02 cử nhân chuyên ngành khác; thâm niên công tác trên 05 năm là 03 cán bộ và dưới 05 năm là 01 cán bộ.

Nhìn chung trong năm 2019, đội ngủ cán bộ phụ trách công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý đã cố gắn khắc phục khó khăn và đạt được nhiều kết quả tích cực. Một số hoạt động nổi trội như:

Công tác xây dựng pháp luật: cán bộ phụ trách công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL, các văn bản QPPL được ban hành cơ bản đảm bảo đúng thẩm quyền, hợp hiến, hợp pháp, đúng quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày, khả thi, góp phần quan trọng thể chế hóa các chủ trương chính sách của Trung ương, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; tham gia đóng góp ý kiến các dự thảo Luật, Nghị định, Thông tư có liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị theo yêu cầu của Bộ chủ quản và Ủy ban nhân dân tỉnh.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: cán bộ phụ trách công tác pháp chế của các Sở, ngành đã tham mưu cho Lãnh đạo cơ quan ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2019; phổ biến kiến thức pháp luật theo các lĩnh vực chuyên ngành; xây dựng báo cáo công tác phổ biến giáo dục pháp luật 2019.

Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật: Cán bộ phụ trách công tác pháp chế các Sở, ngành đã tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện trong phạm vi ngành, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp và các Sở, ngành, cơ quan có liên quan tổ chức theo dõi, kiểm tra thi hành pháp luật... tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị theo quy định.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác pháp chế còn một số tồn tại như:

Thứ nhất, một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác pháp chế nên nên việc tổ chức thực hiện công tác pháp chế còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp. Việc kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ thực hiện công tác pháp chế tại các cơ quan ít được quan tâm.

Thứ hai, cán bộ pháp chế chủ yếu kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ chuyên môn, thường xuyên luân chuyển, nhiều đơn vị không có cán bộ pháp chế có trình độ chuyên môn Luật nên việc triển khai các nhiệm vụ công tác pháp chế còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đảm bảo hiệu quả.

Thứ ba, việc theo dõi, quản lý, kiểm tra, giám sát về tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế chưa có cơ chế rõ ràng, chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả triển khai công tác pháp chế.

Thứ tư, lãnh đạo một số sở, ngành chưa quan tâm đúng mức đến công tác pháp chế nên việc tổ chức thực hiện công tác pháp chế còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp. Việc kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ thực hiện công tác pháp chế tại các cơ quan ít được quan tâm.

Trong thới gian tới cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ; cung cấp thông tin, tài liệu cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác pháp chế; biên soạn sách, tài liệu, sổ tay về kỹ năng và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác pháp chế cấp phát cho cán bộ pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ pháp chế tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý.

Phương Loan

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay1,714
  • Tháng hiện tại4,690
  • Tổng lượt truy cập4,593,326
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây