Kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Thứ sáu - 27/11/2020 00:00

Đọc bằng audio

Thực hiện Công văn số 3552/BTP-PLQT ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Bộ Tư pháp về việc rà soát pháp luật để thực hiện Hiệp định CPTPP và EVFTA, Sở Tư pháp đã tiến hành rà văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Qua đó, đã tham mưu UBND tỉnh Báo cáo kết quả cụ thể như sau (Báo cáo số 395/BC-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2020):

1. Về tình hình tổ chức thực hiện: Căn cứ Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 460/KH-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2019 triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Kế hoạch số 2048/KH-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2020  thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Trên cơ sở Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh thì các sở, ngành đã tiến hành triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao đảm bảo hiệu quả, kịp thời và đúng quy định.

2. Kết quả rà soát cụ thể theo Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA:

Tổng số văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND tỉnh Tây Ninh có liên quan đến các chương được rà soát là 17 văn bản. Qua so sánh, đối chiếu 17 văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành liên quan đến các lĩnh vực nêu trên thì tất cả văn bản mà địa phương đã ban hành không có nội dung liên quan trực tiếp đến các cam kết, nhóm cam kết trong Hiệp định được áp dụng trực tiếp khi Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam và không trái với nội dung các Bộ luật, Luật được sửa đổi, bổ sung theo lộ trình cam kết trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được phê duyệt tại Nghị quyết số 72/2018/QH14. Các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh Tây Ninh đều phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. 

Tổng số văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND tỉnh Tây Ninh có liên quan đến các chương được rà soát là 40 văn bản. Qua so sánh, đối chiếu 40 văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh Tây Ninh ban hành có liên quan đến các lĩnh vực như trên thì tất cả các văn bản đã ban hành không có nội dung liên quan trực tiếp đến các quy định trong Hiệp định và các Bộ luật, Luật được sửa đổi, bổ sung theo lộ trình cam kết trong Hiệp định được phê duyệt tại Nghị quyết số 102/2020/QH14 và không trái với nội dung cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA). Các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Tây Ninh đều phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

3. Nhận xét, đánh giá: Việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) là cần thiết, tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương được ban hành chủ yếu căn cứ vào quy định của các Luật, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, không có trường hợp được căn cứ trực tiếp vào Hiệp định, Hiệp ước mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia để ban hành.

Mặc khác, trong quá trình rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương để đảm bảo thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) thì cán bộ trực tiếp thực hiện rà soát chưa có cơ hội tham gia Hội nghị triển khai liên quan đến các nội dung nêu trên để nắm bắt nội dung trọng tâm từ các Hiệp định sau khi Việt Nam được ký kết. Vì vậy, khi rà soát đối chiếu gặp không ít khó khăn, vướng mắc dẫn đến việc rà soát còn chậm, nội dung rà soát chưa sâu so với nội dung chính Hiệp định.

Nhằm nâng cao chất lượng rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề được đảm bảo thời gian, nội dung, UBND tỉnh đã kiến nghị Bộ Tư pháp cần thiết tổ chức triển khai cho địa phương những nội dung trọng tâm của chuyên đề trước khi thực hiện rà soát (như Hiệp định CPTPP và EVFTA) vì hầu hết cán bộ thực hiện rà soát ở địa phương đều kiêm nhiệm nhiều việc nên chuyên môn sâu ở các lĩnh vực thuộc phạm vi rà soát chuyên đề đôi khi còn hạn chế./.


  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay3,991
  • Tháng hiện tại81,855
  • Tổng lượt truy cập5,785,262
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây