Giá trị pháp lý của văn bản ngưng hiệu lực để xác định nội dung trái pháp luật đối với văn bản được kiểm tra theo quy định hiện hành

Thứ sáu - 15/01/2021 23:00

Đọc bằng audio

Ngày 31 tháng 12 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 154/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (viết tắt là Nghị định số 154/2020/NĐ-CP). Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Trước đây, tại khoản 2 Điều 107 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định: "…Văn bản ngưng hiệu lực theo quy định tại Điều 153 của Luật không được sử dụng làm căn cứ pháp lý để kiểm tra văn bản từ thời điểm ngưng hiệu lực đến thời điểm tiếp tục có hiệu lực theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền".

Tuy nhiên, hiện nay, tại khoản 2 Điều 107 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP quy định căn cứ pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra phải bảo đảm điều kiện: "2. Đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra hoặc chưa có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra nhưng đã được thông qua hoặc ký ban hành và sẽ có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản được kiểm tra".

Theo đó, "văn bản ngưng hiệu lực" lại không được quy định hiện hành nói đến. Thế nhưng, việc quy định như trên là hoàn toàn phù hợp vì các lý do sau:

- Thứ nhất, quy định hiện hành đảm bảo được sự tương đồng, thống nhất với quy định về căn cứ ban hành tại  Điều 61 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. Cụ thể là, khoản 1 Điều 61 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định: "Căn cứ ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được công bố hoặc ký ban hành chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành".

- Thứ hai, trên cơ sở quy định hiện hành, thì có thể hiểu là "văn bản ngưng hiệu lực" không thuộc trường hợp "đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra". Do đó, không cần thiết phải quy định lại nội dung này như quy định trước đây./.

                                                                                                  Ngọc Giàu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay1,995
  • Tháng hiện tại77,187
  • Tổng lượt truy cập5,894,659
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây