Sẽ bỏ yêu cầu chứng thực bản sao trong lĩnh vực hộ tịch?

Thứ hai - 03/12/2018 21:00

Đọc bằng audio

Cục trưởng Cục Hộ tịch cho biết sẽ đề xuất thí điểm bỏ yêu cầu bản sao chứng thực trong thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch

Tình trạng lạm dụng bản sao chứng thực một lần nữa được lãnh đạo Bộ Tư pháp lên tiếng, nhân hội nghị sơ kết ba năm thi hành Nghị định 23 của Chính phủ về cấp bản sao giấy tờ và chứng thực chữ ký, hợp đồng, sáng nay, 29-11.

Thống kê của cơ quan này cho thấy, chỉ trong ba năm qua, UBND cấp xã, phòng tư pháp, tổ chức hành nghề công chứng và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã phải cấp hơn 486 triệu bản sao giấy tờ - mà một tỷ lệ không nhỏ trong đó là không cần thiết.

Tình trạng lạm dụng này xảy ra phổ biến ở nhiều cấp, nhiều ngành, từ việc làm hồ sơ tuyển sinh, thi tuyển công chức, tuyển dụng lao động đến các giao dịch dân sự, mua bán... Việc này làm phát sinh chi phí không cần thiết cho người dân, gia tăng áp lực, quá tải công việc cho các cơ quan có trách nhiệm chứng thực.

hotich2018.jpg


Hội nghị sơ kết ba năm thực hiện Nghị định 23/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành

tại điểm cầu Bình Định. Ảnh: baobinhdinh


Lâu nay vẫn tưởng chỉ Hà Nội, TP HCM – hai trung tâm kinh tế lớn, tập trung đông dân cư thì mới phải cấp bản sao nhiều, nhưng thực tế, Bà Rịa – Vũng Tàu mới là quán quân: cấp tới 77 triệu bản sao, so với 25,6 triệu ở Hà Nội và 49,7 triệu ở TP HCM.

Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Công Khanh cho biết, không chỉ gây lãng phí, hoạt động chứng thực bản sao ở một số nơi còn vi phạm pháp luật. Có trường hợp chứng thực bản sao mà không có bản chính để đối chiếu, hoặc bỏ qua nghĩa vụ đối chiếu. Ở cấp xã vẫn có nơi giao việc chứng thực cho người không đúng chuyên môn; thu chi sai khoản phí chứng thực…

Tình trạng lạm dụng chứng thực, bản sao chủ yếu do hiểu biết, nhận thức chưa đúng đắn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Về phía Bộ Tư pháp – cơ quan quản lý nhà nước về công tác này, ông Khanh cho biết sẽ đề xuất thí điểm bỏ yêu cầu bản sao chứng thực trong thủ tục hành chính của chính lĩnh vực hộ tịch, dần dần mở rộng sang các lĩnh vực khác thuộc ngành dọc tư pháp.

Khi đó, công dân đến giao dịch giải quyết thủ tục hành chính thì chỉ cần xuất trình bản chính để đối chiếu, trường hợp công dân không có bản chính thì các cơ quan nhà nước sẽ căn cứ vào những cơ sở dữ liệu sẵn có trong cơ sở dữ liệu về hộ tịch, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Sưu tầm

Nguồn (Báo pháp luật TP.HCM)

http://plo.vn/phap-luat/se-bo-yeu-cau-chung-thuc-ban-sao-trong-linh-vuc-ho-tich-805480.html

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay255
  • Tháng hiện tại94,448
  • Tổng lượt truy cập5,797,855
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây