Một số điểm mới của Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi

Thứ hai - 01/07/2019 23:00

Đọc bằng audio

Ngày 05/3/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi. Theo đó, một số nội dung đã được sửa đổi, bổ sung so với Nghị định trước đây. Cụ thể:

hctp0.7.2019.jpg

Ảnh minh họa

Thứ nhất, sửa đổi thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi tại UBND cấp xã đối với diện trẻ em là con riêng, cháu ruột của người nhận con nuôi

Theo quy định tại Nghị định 19/2011/NĐ-CP, việc giải quyết nuôi con nuôi trong nước đối với diện trẻ em là con riêng, cháu ruột của người nhận con nuôi còn phức tạp do thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi chỉ được xác định theo nơi thường trú của người nhận con nuôi. Xuất phát từ thực tiễn nhiều trẻ em được làm con nuôi trong nước có quan hệ họ hàng, thân thích với người nhận con nuôi nên Khoản 1 Điều 1 của Nghị định 24/2019/NĐ-CP đã sửa đổi bổ sung Khoản 1 Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP về thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi trong nước theo hướng xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi theo nơi cư của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi trong trường hợp nhận con riêng, cháu ruột làm con nuôi. Xác định thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi theo nơi cư trú trong trường hợp này cũng phù hợp với quy định của pháp luật về hộ tịch.

Thứ hai, tăng cường biện pháp nuôi con nuôi trong nước và hạn chế tình trạng nuôi con nuôi thực tế tại cộng đồng

Nhằm mục đích tăng cường biện pháp nuôi con nuôi trong nước và hạn chế tình trạng nuôi con nuôi thực tế tại cộng đồng, khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung quy định về việc UBND cấp xã hàng tháng có trách nhiệm rà soát, đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa đang được cá nhân, gia đình, tổ chức tạm thời nuôi dưỡng hoặc chăm sóc thay thế. Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết hoặc hướng dẫn giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, tăng cường thực hiện chuyển đổi hình thức chăm sóc thay thế sang biện pháp nuôi con nuôi đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng

Khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau: cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi đối với đối tượng trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa vào sống ở cơ sở nuôi dưỡng.

Thứ tư, quy định việc thay đổi hộ tịch cho con nuôi

Nếu như trước đây Nghị định 19/2011/NĐ-CP chưa quy định chi tiết về thủ tục thay đổi họ, chữ đệm và tên của con nuôi mà chỉ quy định chung chung về việc đăng ký khai sinh lại tại UBND cấp xã, cụ thể: "Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ" thì nay cùng với sự ra đời của Luật Hộ tịch, Nghị định 24/2019/NĐ-CP đã quy định chi tiết về điều kiện và cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục thay đổi họ, chữ đệm và tên của con nuôi được thực hiện theo Luật Hộ tịch. Quy định này phù hợp với quy định của pháp luật về dân sự và hộ tịch.

Thứ năm, mở rộng diện các cơ sở nuôi dưỡng tham gia giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài

Nghị định số 24/2019/NĐ-CP đã bãi bỏ Điều 11 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP về việc chỉ định các cơ sở nuôi dưỡng tham gia giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài nhằm tăng cường công tác nuôi con nuôi, xóa bỏ sự phân biệt giữa cơ sở nuôi dưỡng công lập và ngoài công lập. Như vậy, theo quy định hiện hành thì tất cả các cơ sơ nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp hiện đang chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em cần được nhận làm con nuôi đều có trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em và giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Thứ sáu, về thủ tục giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài

Nghị định số 24/2019/NĐ-CP đã bãi bỏ việc giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài theo danh sách 1 và danh sách 2, không phân biệt tình trạng sức khỏe của trẻ em. Tăng cường giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài theo thủ tục giới thiệu trẻ em theo Điều 36 của Luật nuôi con nuôi nhằm bảo đảm trẻ em ưu tiên nuôi con nuôi trong nước trước khi giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài. Chỉ những trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo và khuyết tật theo khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 24/2019/NĐ-CP, đủ điều kiện pháp lý mới được giải quyết đích danh làm con nuôi nước ngoài. Những trẻ em mắc bệnh tật hoặc khuyết tật không thuộc khoản 1 Điều 3 được giải quyết theo thủ tục giới thiệu trẻ em.

Thứ bảy, quy định về việc hỗ trợ nhân đạo sau khi hoàn tất việc nuôi con nuôi nước ngoài

- Việc hỗ trợ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo nhằm mục đích nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật nuôi con nuôi, pháp luật về tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ cho các cơ sở nuôi dưỡng công lập và ngoài công lập.

- Cha mẹ nuôi nước ngoài, tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam khi hỗ trợ nhân đạo cho cơ sở nuôi dưỡng thì phải tuân thủ các nguyên tắc và trình tự, thủ tục quy định trên. Việc thực hiện hỗ trợ nhân đạo của các tổ chức con nuôi nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Cha mẹ nuôi nước ngoài hỗ trợ trên tinh thần tự nguyện, chỉ được hỗ trợ sau khi hoàn tất thủ tục nhận con nuôi ở Việt Nam. Ưu tiên hỗ trợ nhân đạo bằng hiện vật đối với cơ sở nuôi dưỡng. Việc hỗ trợ nhân đạo bằng tiền thì phải thực hiện thông qua tài khoản của cơ sở nuôi dưỡng. Các tổ chức con nuôi nước ngoài phải báo cáo Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư các khoản hỗ trợ nhân đạo của cha mẹ nuôi và của tổ chức cho cơ sở nuôi dưỡng. Các cơ sở nuôi dưỡng phải báo cáo Cục Con nuôi về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của cha mẹ nuôi và tổ chức con nuôi nước ngoài.

Thứ tám, ghi chú việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

Điều 30 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đã được Nghị định số 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung theo hướng phân biệt nuôi con nuôi được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài là thành viên công ước La Hay số 33 và việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo quy định pháp luật của nước ngoài. Theo đó điều kiện cơ bản để việc nuôi con nuôi được giải quyết ở nước ngoài được ghi chú ở Việt Nam là phải tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tuân thủ quy định của nước ngoài và không vi phạm những nguyên tắc cơ bản của pháp Việt Nam.

Thẩm quyền, thủ tục ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch./.

                               Phòng Hành chính tư pháp


  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay76
  • Tháng hiện tại95,860
  • Tổng lượt truy cập5,913,332
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây