Theo quy định Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì biên bản là một căn cứ quan trọng để người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính làm cơ sở để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trên cơ sở quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (Nghị định 81/2013/NĐ-CP); Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn cách ghi biên bản trong xử lý vi phạm hành chính như sau:
Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì biên bản vi phạm hành chính được ghi như sau:
a) Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
b) Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Trong xử lý vi phạm hành chính thì biên bản vi phạm hành chính là quan trọng nhất, quyết định đến việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế sau này. Do đó, việc lập biên bản vi phạm hành chính cần phải đảm bảo tính chính xác, đúng pháp luật. Nếu trong vụ việc vi phạm, cá nhân/tổ chức vi phạm chỉ có 01 hành vi thì ghi biên bản một hành vi, trường hợp thực hiện nhiều hành vi trong một vụ việc vi phạm thì ghi rõ từng hành vi theo Khoản 4 Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP (Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm, thì biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ từng hành vi vi phạm).
Dưới đây là cách ghi biên bản vi phạm hành chính theo Mẫu 01 của Nghị định 97/2017/NĐ-CP đối với vi phạm hành chính trên lĩnh vực xây dựng:
Xem nội dung biểu mẫu chọn vào tập tin bên dưới
Cách ghi biên bản vi phạm hành chính.docx
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn