Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy định về quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa

Thứ năm - 17/10/2019 19:00

Đọc bằng audio

Ngày 03/9/2019 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Thông tư số 08/2019/TT-BVHTTDL Quy định quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa và có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2019.

Thông tư số 08/2019/TT-BVHTTDL gồm 03 chương, 11 Điều. Thông tư này quy định quy trình giám định tư pháp để kết luận những vấn đề về chuyên môn văn hóa đối với sản phẩm văn hóa (trừ di vật, cổ vật và lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan) theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định tư pháp và được áp dụng đối với người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa.

Thông tư cũng đã giải thích rõ về "Sản phẩm văn hóa", "Người giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa" và "Tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa", cụ thể như sau:

Sản phẩm văn hóa", là sản phẩm thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định của pháp luật;

Người giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực văn hóa thuộc chuyên ngành phù hợp đã được bổ nhiệm, công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.

 Tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa bao gồm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có hoạt động chuyên môn phù hợp đã được công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.

Theo đó Thông tư đã quy định cụ thể quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hoá được thực hiện theo 06 bước sau đây:

- Về tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định tư pháp: Khi tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu đối với sản phẩm văn hóa thì Người giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa (sau đây gọi là người giám định tư pháp), tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa (sau đây gọi là tổ chức giám định tư pháp) tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) để thực hiện giám định; trường hợp không đủ điều kiện giám định thì từ chối theo quy định của pháp luật.

Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Về chuẩn bị thực hiện giám định: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư quy định: Trước khi thực hiện việc giám định, tổ chức giám định tư pháp căn cứ vào hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định để lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp, phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định tư pháp.

Tổ chức giám định tư pháp tiến hành giám định tư pháp đối với đối tượng giám định bằng hình thức giám định tập thể. Số lượng người giám định tư pháp phải từ 03 người trở lên.

- Về thực hiện giám định: Việc thực hiện giám định được thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Thông tư, xem xét tổng thể nội dung sản phẩm văn hóa; xem xét các đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, trang trí và các đặc điểm khác có liên quan của sản phẩm văn hóa. Đối với đối tượng giám định không thể di chuyển hoặc khó di chuyển, người giám định tư pháp phải tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu. Việc tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định; biên bản xem xét đối tượng giám định thực hiện theo mẫu quy định.

Người giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định. Việc ghi nhận thực hiện quá trình giám định được thực hiện theo đúng mẫu quy định.

- Về Kết luận giám định; bàn giao kết luận giám định; việc lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định cũng được Thông tư quy định rất chặt chẽ.

Ngoài ra, Thông tư đã ban hành các biểu mẫu như: Quyết định tiến hành giám định tư pháp, biên bản xem xét đối tượng giám định, …

Việc ban hành Quy định về quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa và các biểu mẫu … như trên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp cho giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc và các tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa nâng cao được hiệu quả, chất lượng công tác giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa./.

 

P. BỔ TRỢ TƯ PHÁP

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay1,864
  • Tháng hiện tại93,911
  • Tổng lượt truy cập5,911,383
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây