Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh được thành lập theo Quyết định số 276/QĐ-UB ngày 28/12/1982 của UBND tỉnh Tây Ninh, ngay sau khi có quyết định thành lập, Lãnh đạo Sở đã tiến hành xây dựng bộ máy, tổ chức của ngành mà trọng tâm là thành lập các phòng nghiệp vụ thuộc Sở. Trong đó có Văn phòng sở là một trong 04 phòng được thành lập đầu tiên, với tên gọi là Văn phòng, tổ chức, đào tạo. Giai đoạn 1987-1992, công tác văn phòng, tổ chức, đào tạo được tách ra thành 02 phòng là Văn phòng Sở và Phòng Tổ chức đào tạo - Quản lý Tòa án và tư pháp khác; đến giai đoạn 1993-2002, Văn phòng Sở được đổi tên lại là Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng Tổ chức đào tạo - Quản lý Tòa án và tư pháp khác đổi tên là Phòng Tổ chức - Quản lý Tòa án, Thi hành án. Giai đoạn 2002 - 2008, lấy tên lại là Văn phòng Sở và Phòng Tổ chức - Tư pháp khác. Từ năm 2009 đến nay, công tác tổ chức được sáp nhập vào Văn phòng Sở, thành lập phòng mới là phòng Bổ trợ tư pháp. Trải qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, chức năng, nhiệm vụ của Ngành Tư pháp luôn có sự tăng cường, củng cố, do đó, về công tác văn phòng và công tác tổ chức, cán bộ của Sở Tư pháp qua từng giai đoạn cũng có sự tách nhập cho phù hợp với tình hình mới.
Qua 35 năm thành lập (28/12/1982 - 28/12/2017), Văn phòng Sở hiện đang là phòng thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp, giúp Ban Giám đốc thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực công tác tư pháp theo quy định của các văn bản pháp luật; phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và đảm bảo các điều kiện, phương tiện làm việc theo chương trình, kế hoạch của Sở Tư pháp; quản lý điều hành công tác tổ chức cán bộ; Quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp; thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác; công tác thi đua, khen thưởng của ngành; quản lý, điều hành Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp; tiếp tục duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Khối lượng công việc nhiều nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Ban Giám đốc và do ý thức trách nhiệm, sự cố gắng của từng cá nhân cũng như sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị nên tập thể Văn phòng đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong suốt 35 năm thành lập. Cụ thể như sau:
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở, Văn phòng Sở luôn được củng cố, nâng cao về tổ chức và hoạt động. Trong đó, Văn phòng luôn chủ động phối hợp tốt với các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở trong việc tổ chức triển khai thực hiện các mặt công tác tư pháp theo chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Hàng năm, tập thể Văn phòng Sở chủ động xây dựng và tham mưu lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh phê duyệt chương trình công tác tư pháp; đồng thời tham mưu Ban Giám đốc Sở ban hành các Kế hoạch về thi đua, khen thưởng; tài chính-kế toán; tổ chức-cán bộ, công nghệ thông tin; cải cách hành chính, xây dựng cơ bản…. Bên cạnh đó, với vai trò đầu mối và trung tâm thông tin, văn phòng luôn cố gắng đảm bảo sự kết nối, điều phối hoạt động của cơ quan, đơn vị; thiết lập và tăng cường các mối quan hệ trong và ngoài ngành nhằm phục vụ tốt công tác của cơ quan; tham mưu tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm; triển khai văn bản pháp luật kịp thời, đồng bộ và có hiệu quả.
- Trong công tác xây dựng ngành, Văn phòng Sở không ngừng tham mưu Ban Giám đốc Sở Tư pháp Tây Ninh củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động của Sở Tư pháp nói riêng và toàn ngành Tư pháp Tây Ninh nói chung. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Sở, ngành Tư pháp Tây Ninh trong hơn 35 năm qua không ngừng chuyển biến tích cực, đặc biệt các khâu quy hoạch, tiếp nhận, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức luôn có sự đổi mới, phù hợp tình hình cơ quan. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp được đẩy mạnh; công tác quản lý đã có những bước đổi mới, hoàn thiện. Hiện nay, Sở Tư pháp hiện có 07 phòng nghiệp vụ với 24/27 biên chế hành chính; 36/42 biên chế đơn vị sự nghiệp và 03 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và 08 hợp đồng lao động khác. Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở có 04 cá nhân có trình độ thạc sĩ Luật, 40 cá nhân có trình độ Đại học Luật, 16 cá nhân có trình độ đại học, cao đẳng khác.
- Bên cạnh đó, thực hiện các Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; trong từng giai đoạn văn phòng Sở luôn chủ động tham mưu Ban Giám đốc Sở trình UBND tỉnh ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, bộ máy của Sở Tư pháp. Song song đó, chủ động tham mưu Ban Giám đốc phối hợp Sở Nội vụ hướng dẫn UBND cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Thông tư liên tịch, mà trọng tâm là quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng Tư pháp cấp huyện và củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã. Ngoài ra, còn tham mưu lãnh đạo Sở xin ý kiến Bộ Tư pháp, UBND tỉnh giải quyết vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác tổ chức, xây dựng ngành. Cấp huyện có 09 Phòng Tư pháp với tổng biên chế là 39 công chức, trong đó có 36 công chức có trình độ đại học Luật trở lên, chiếm 91.2% và 03 công chức có trình độ Đại học khác. Cấp xã có 185 công chức Tư pháp - Hộ tịch thuộc 95 UBND xã, phường, thị trấn, trong đó có 90/95 xã, phường, thị trấn có 02 công chức Tư pháp - Hộ tịch đạt 94.7%; 05 xã phường, thị trấn còn lại có 01 công chức Tư pháp - Hộ tịch. Về trình độ, có 177/185 công chức Tư pháp - Hộ tịch có trình độ chuyên môn từ trung cấp Luật trở lên, đạt 95.6 %.
Xác định công tác thi đua, khen thưởng là công tác quan trọng trong quá trình hoạt động của cơ quan, là động lực thúc đẩy, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của mỗi công chức, viên chức, người lao động ra sức thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vì vậy, Văn phòng Sở luôn chủ động tham mưu Ban Giám đốc Sở Tư pháp hàng năm quan tâm chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn về thi đua trong toàn ngành Tư pháp. Hình thức, biện pháp tổ chức, tuyên truyền phong trào thi đua ngày càng được đa dạng và phong phú. Phong trào thi đua được phát động sâu rộng, sôi nổi, thường xuyên và liên tục, thu hút đông đảo CCVC-LĐ trong ngành tham gia, đáp ứng được yêu cầu cổ vũ, động viên, khuyến khích tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Công tác cải cách hành chính được thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Hàng năm, Văn phòng Sở luôn chủ động tham mưu Lãnh đạo Sở tập trung, chỉ đạo tăng cường thực hiện Kế hoạch Cải cách hành chính của UBND tỉnh cũng như xây dựng Kế hoạch công tác CCHC của Sở; trong đó, tập trung các nhiệm vụ chính là cải các thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; cải cach tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính nhà nước;... Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ cho công tác cải cách hành chính và hoạt động của Sở đi vào nề nếp và khoa học hơn Văn phòng Sở còn tham mưu Ban Giám đốc Sở duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất TCVN 9001:2008.
Các mặt công tác khác cũng được quan tâm, chú trọng thực hiện như tham mưu Lãnh đạo Sở đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động quản lý điều hành tại cơ quan, đơn vị; thực hiện thường xuyên và có hiệu quả các nhiệm vụ trong công tác cải cách hành chính; xây dựng, tổng hợp báo cáo theo hướng phản ánh, đánh giá đúng, đầy đủ các mặt hoạt động của ngành và đảm bảo đúng theo thời gian quy định. Công tác văn thư- lưu trữ được thực hiện tốt, đảm bảo kịp thời và chất lượng. Công tác kế toán, tài chính thực hiện đúng theo Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy định về tài chính, kế toán; đồng thời thường xuyên chấn chỉnh về công tác quản lý tài chính, chi tiêu ngân sách của cơ quan, đơn vị; giải quyết kịp thời về kinh phí của toàn cơ quan cũng như chế độ tiền lương theo quy định cho cán bộ công chức; đảm bảo hậu cần, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác.
Qua 35 năm xây dựng, toàn Ngành Tư pháp không ngừng phấn đấu và lớn mạnh về mọi mặt, trong đó có công tác xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy và đào tạo, tào nguồn cán bộ cho Ngành. Đây là nhân tố then chốt để đảm bảo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao trong thời gian qua. Đạt được những kết quả nêu trên đó là nhờ ngành có kế hoạch định hướng lâu dài cùng với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp của các ngành, các cấp trong tỉnh. Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp tích cực của đội ngũ cán bộ, công chức, lao động của Văn phòng sở trong việc tham mưu cho lãnh đạo Sở về công tác tổ chức, cán bộ trong suốt thời gian qua; với những đóng góp tích cực đó cùng với thành tích hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Văn phòng Sở luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu trong các phong trào thi đua hàng năm, được UBND tỉnh và Bộ Tư pháp tặng nhiều bằng khen.
Văn phòng
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn