Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018-2022

Thứ năm - 15/03/2018 18:00

Đọc bằng audio

Nhằm triển khai thực hiện một số giải pháp cơ bản đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật, hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật; từng bước khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay trong tổ chức thi hành pháp luật, tạo tiền đề cho sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tổ chức thi hành pháp luật. Ngày 26 tháng 02 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 242/QĐ-TTg phê duyệt ban hành "Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật" giai đoạn năm 2018-2022.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra 07 nhiệm vụ sau:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và các cấp trong công tác tổ chức thi hành pháp luật. Theo đó, phải bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác tổ chức thi hành pháp luật.

2. Hoàn thiện thể chế về tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật theo hướng, quy định rõ ràng về trách nhiệm, thẩm quyền và nội dung tổ chức thi hành pháp luật; Quy định cụ thể cách thức, biện pháp theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trên phạm vi cả nước và trong từng ngành, lĩnh vực, phạm vi quản lý của các Bộ, ngành và địa phương.

3. Đổi mới công tác theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật. xây dựng các tiêu chí cụ thể, định lượng để xác định được mức độ thực thi pháp luật, cũng như đánh giá được chính xác, toàn diện hiệu quả, tác động của văn bản quy phạm pháp luật trong thực tiễn.

4. Tăng cường năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật. Xác lập quy trình tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tình hình thi hành pháp luật một cách thống nhất, có hệ thống, rõ ràng, minh bạch. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc ghi nhận, thực thi trách nhiệm Hiến định và luật định của Bộ trưởng, người đứng đầu các cơ quan trong việc xử lý theo thẩm quyền các phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thông qua hoạt động theo dõi thi hành pháp luật, cơ quan nhà nước tăng cường năng lực phản ứng chính sách, xử lý các vấn đề mới phát sinh, đặc biệt gắn kết với quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tổ chức thi hành pháp luật. Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập, lưu trữ dữ liệu về tình hình thi hành pháp luật nói chung và báo cáo tình hình thi hành pháp luật nói riêng nhằm đảm bảo nguồn dữ liệu đa dạng, đầy đủ, sẵn có, mang tính tích hợp, giảm gánh nặng xây dựng các báo cáo tình hình thi hành pháp luật; hướng đến việc xây dựng một phần mềm giúp theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật một cách thường xuyên, kịp thời, khách quan.

6. Tăng cường theo dõi, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật. Bảo đảm nguyên tắc thượng tôn pháp luật, duy trì trật tự, kỷ cương trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức khối cơ quan hành chính nhà nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật.

7. Bảo đảm các điều kiện cho công tác tổ chức thi hành pháp luật. Bảo đảm các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực đáp ứng cho công tác tổ chức thi hành pháp luật.

Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2018 - 2022, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng sau:

- Trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật;

- Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức áp dụng thí điểm Khung theo dõi thi hành pháp luật và hệ thu thập dữ liệu phục vụ công tác theo dõi thi hành pháp luật;

- Xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn tiêu chí đánh giá tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở kết quả áp dụng thí điểm;

- Xây dựng, vận hành phần mềm đánh giá tình hình thi hành pháp luật; phần mền thu thập thông tin thi hành pháp luật.

Đồng thời, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì xây dựng quy trình chung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về tình hình thi hành pháp luật./.

PHÒNG QLXLVPHC&TDTHPL

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay1,415
  • Tháng hiện tại28,570
  • Tổng lượt truy cập4,998,929
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây