Ý nghĩa Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thứ sáu - 14/10/2022 14:18

Đọc bằng audio

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác này.

 

Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, lần đầu tiên Chính phủ trình Dự án Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ra trước Quốc hội. Tại đây, Chính phủ đề nghị quy định “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong Dự thảo Luật PBGDPL và được nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình, đánh giá cao.

Sau đó, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3, chính thức quy định ngày 09/11 hàng năm là “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, cụ thể như sau:“Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.

Sau khi Luật PBGDPL được thông qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PBGDPL, trong đó, các nội dung và hình thức tổ chức “Ngày Pháp luật” đã được quy định cụ thể tại Điều 6 của Nghị định này, tạo điều kiện cho việc triển khai được thống nhất, hiệu quả. Theo đó Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung như: Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội; giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành kỷ luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật.

Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội. Từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.

Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân, công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật - một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và của xã hội. 

Với mục đích triển khai thực hiện có hiệu quả “Ngày pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 9/11, làm cho Ngày Pháp luật năm 2022 thật sự là điểm nhấn của cả giai đoạn 10 năm thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam, góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về ý thức chủ động nghiên cứu, tìm hiểu, học tập Hiến pháp và pháp luật, chấp hành nghiêm các quy định của Hiến pháp và pháp luật, Bộ Tư pháp ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng 10 năm Ngày Pháp luật với chủ đề” Ngành Tư pháp đổi mới, sáng tạo, triển khai hiệu quả, toàn diện các lĩnh vực công tác; gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế; góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.

Cùng với cả nước, Phòng Công chứng số 3 tỉnh Tây Ninh tổ chức treo băng rôn hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam tại trụ sở đơn vị; khuyến khích viên chức, người lao động chủ động tìm hiểu, nâng cao ý thức tuân thủ, thực thi pháp luật, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong đơn vị. Đồng thời, nâng cao ý thức nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật liên quan đến hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao năng lực giải quyết công việc, phục vụ người yêu cầu công chứng ngày càng tốt hơn.

 

Phòng Công chứng số 3 tỉnh Tây Ninh

Tác giả: Quản trị, CC3

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập61
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm56
  • Hôm nay6,944
  • Tháng hiện tại24,039
  • Tổng lượt truy cập5,727,446
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây