Giá trị pháp lý của Văn bản công chứng

Thứ năm - 03/11/2022 10:07

Đọc bằng audio

Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được Công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp theo quy định của luật công chứng. Văn bản công chứng phát sinh  hiệu lực kể từ khi được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng, có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan và có giá trị chứng cứ.

          Hiệu lực thi hành của văn bản công chứng được quy định tại khoản 2, Điều 5, Luật công chứng năm 2014: “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác”.

          Và tại khoản 2, Điều 401, Bộ luật Dân sự quy định: “Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật”. Như vậy, khi hợp đồng, giao dịch đã được công chứng thì các bên phải có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa vụ theo đúng nội dung đã giao kết. Nếu một trong các bên có vi phạm khi thực hiện nghĩa vụ thì bên còn lại có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp do vi phạm hợp đồng theo cơ chế đã thỏa thuận trước hoặc theo quy định của pháp luật. Do đó, các bên phải thực hiện cam kết của mình một cách thiện chí, trung thực và phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết.

          Không chỉ thế, văn bản công chứng còn có giá trị chứng cứ theo khoản 3, Điều 5, Luật công chứng quy định: “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường họp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu”. Tức là, khi các bên có phát sinh tranh chấp thì văn bản công chứng sẽ được dùng làm chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Điều đặc biệt là những tình tiết được nêu trong văn bản công chứng không cần phải chứng minh (trừ trường hợp bị tòa án tuyên là vô hiệu).

          Chính vì những ý nghĩa nêu trên, trước khi công chứng hợp đồng, giao dịch, Công chứng viên bao giờ cũng phải đảm bảo quy trình công chứng, hồ sơ công chứng theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, Công chứng viên còn phải xem xét làm rõ các sự kiện, tình tiết (ý chí giao kết, năng lực pháp luật, năng lực hành vi, đối tượng, nội dung ... ), đảm bảo tính xác thực về thời gian, địa điểm công chứng, tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch. Đồng thời Công chứng viên phải giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng hồ sơ yêu cầu công chứng chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép hoặc có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì Công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, Công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

          Ví dụ: khi chứng nhận các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản thì điều đầu tiên Công chứng viên phải xem xét đây là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, trên cơ sở đó Công chứng viên mới xem xét đến các giấy tờ, tài liệu mà người yêu cầu công chứng cung cấp, nếu là tài sản riêng thì cần giấy tờ gì, nếu là tài sản chung thì cần phải có giấy tờ gì?. Sau khi kiểm tra tất cả các tình tiết, sự kiện, nội dung của văn bản công chứng, trước khi ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch Công chứng viên còn phải yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình các giấy tờ bản chính để kiểm tra, đối chiếu. Quy định về giá trị chứng cứ không cần phải chứng minh của văn bản công chứng không làm mất đi quyền đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự, vì trong trường hợp các bên có căn cứ cho rằng việc công chứng vi phạm pháp luật thì họ có quyền đề nghị Tòa án bác bỏ các tình tiết, sự kiện này bằng cách yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng đó vô hiệu.

          Tóm lại, văn bản công chứng được thừa nhận và có giá trị pháp lý cao hơn so với các hợp đồng, giao dịch không được công chứng (hoặc được chứng thực), vì văn bản công chứng là sản phẩm của Công chứng viên, người được Nhà nước ủy nhiệm thực hiện việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch.

                   

                                                          Văn Phúc - Phòng Công chứng số 1

Tác giả: Quản trị

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập109
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm108
  • Hôm nay3,063
  • Tháng hiện tại72,842
  • Tổng lượt truy cập6,001,682
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây