Hợp đồng đặt cọc có cần phải công chứng không?

Thứ tư - 05/10/2022 10:44

Đọc bằng audio

Khi lập hợp đồng đặt cọc mọi người thường phân vân giữa lập hợp đồng đặt cọc qua công chứng hay hai bên viết tay cho nhau. Vậy hợp đồng đặt cọc có bắt buộc phải qua công chứng không?

         1. Giá trị pháp lý của hợp đồng qua công chứng

         Điều 5 của Luật Công chứng 2014 quy định về giá trị của văn bản công chứng.     Theo đó, văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

         Sau khi có yêu cầu công chứng, công chứng viên phải kiểm tra tính pháp lý của các giấy tờ tùy thân, giấy tờ về tài sản… rồi chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch.

        Cũng theo quy định tại Điều 5 của Luật Công chứng 2014, các loại hợp đồng, giao dịch khi được công chứng sẽ có giá trị như một chứng cứ và không phải chứng minh các sự kiện, tình tiết trong đó trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.

Như vậy, một hợp đồng, giao dịch khi qua công chứng thì sẽ được ghi nhận và bảo đảm về mặt nội dung, hình thức cũng như tính pháp lý của văn bản đó.

        2. Hợp đồng đặt cọc phải công chứng không?

        Hợp đồng đặt cọc được quy định tại Điều 328 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, có thể hiểu đặt cọc là việc mà bên đặt cọc giao một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

        Có thể hiểu hợp đồng đặt cọc là một dạng hợp đồng “dự bị” để một thời gian sau sẽ thực hiện một giao dịch khác. Lúc này sẽ có các trường hợp sau xảy ra:

        Trường hợp 1: Trường hợp hợp đồng được giao kết thì:

         - Tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc

- Tài sản đặt cọc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền

        Trường hợp 2: Trường hợp bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng khi hết thời gian đặt cọc thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.

        Trường hợp 3: Trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng khi hết thời gian đặt cọc thì:

       - Bên nhận đặt cọc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc

        - Trả một số tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc

        Ngoài ra, nếu hai bên có thỏa thuận khác thì khi hợp đồng đặt cọc không thực hiện được, hai bên phải thực hiện theo thỏa thuận khác đó.

       3. Công chứng có phải là điều kiện để hợp đồng đặt cọc có hiệu lực

       Theo khoản 2, Điều 119 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải công chứng chứng thực, đăng ký thì phải thực hiện.

       Căn cứ Điều 459 của Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 122 của Luật Nhà ở năm 2014, Điều 167 của Luật Đất đai 2013 các loại hợp đồng công chứng bao gồm:

       - Hợp đồng tặng cho bất động sản;

       - Hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

       - Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất;

       - Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

       - Văn bản thừa kế quyền sử dụng đất

       Theo đó, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất không là một trong các loại hợp đồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Do đó, công chứng sẽ không phải là điều kiện để hợp đồng đặt cọc nhà đất có hiệu lực theo pháp luật.

        Như vậy, luật không quy định bắt buộc phải thực hiện việc công chứng đối với hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, để bảo đảm tính pháp lý cũng như phòng ngừa trường hợp tranh chấp xảy ra, chúng ta nên thực hiện việc công chứng Hợp đồng đặt cọc.

                    

                   Nguồn Luật Việt Nam

           Người sưu tập

              Nguyễn Chí Thiện

                                          Công chứng viên Phòng Công chứng số 3 tỉnh Tây Ninh

Tác giả: Quản trị

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm38
  • Hôm nay3,218
  • Tháng hiện tại75,125
  • Tổng lượt truy cập5,892,597
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây