Vai trò của hoạt động công chứng

Thứ hai - 10/10/2022 08:38

Đọc bằng audio

Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta, sự phát triển của đời sống xã hội, của quá trình lao động sản xuất và nền kinh tế thị trường, các biện pháp bảo đảm an toàn cho các quan hệ xã hội trên mọi lĩnh vực, đang được hình thành, hoàn thiện và ngày càng cần thiết, tác động tích cực đến quá trình phát triển của đất nước, trong đó có lĩnh vực công chứng. Với chức năng tư pháp mang bản chất quyền lực công và độc lập, hoạt động công chứng mang nhiều ý nghĩa và tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 quy định: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Theo đó, hoạt động công chứng là hoạt động mang bản chất của công quyền. Thông qua Công chứng viên, Nhà nước tổ chức cung cấp dịch vụ công trong phạm vi “chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

Sản phẩm của hoạt động công chứng là Văn bản công chứng. Theo Khoản 4, Điều 2 Luật Công chứng năm 2014, Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được Công chứng viên chứng nhận theo quy định của pháp luật”. Đó là tập hợp các bảo đảm về tính xác thực và tính hợp pháp từ nhà nước thông qua Công chứng viên là người được trao quyền công chứng nhằm tạo ra các các công cụ xác thực mang tính chất chuyển giao quyền sở hữu tài sản, hoặc cá nhân, tổ chức có liên quan, thừa nhận quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên đối với hợp đồng, giao dịch, đảm bảo tính hợp pháp về mặt hình thức mà pháp luật bắt buộc phải công chứng, chứng thực Văn bản công chứng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, vừa có giá trị chứng cứ trong quá trình giải quyết khi phát sinh tranh chấp.

          Với tác dụng là tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn các tranh chấp, hoạt động công chứng còn được công nhận là một trong những loại hình hoạt động bổ trợ tư pháp, có nhiều tác dụng cho việc điều tra, truy tố xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và bảo đảm công lý trong xã hội.

         

          Ngoài tác dụng bổ trợ tư pháp, hoạt động công chứng còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực về mặt tài chính. Nó góp phần không nhỏ vào việc thu các khoản thuế để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Công chứng góp phần đắc lực vào việc phòng ngừa, ngăn chặn những giao dịch có sự thỏa thuận ngầm với mục đích rửa tiền và trốn thuế. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về những loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng là biện pháp hữu hiệu trong việc phòng ngừa và xoá bỏ thị trường ngầm về bất động sản có nguy cơ vượt ra khỏi sự quản lý của Nhà nước.

          Từ những phân tích trên có thể thấy, công chứng là dịch vụ pháp lý đặc biệt, có vai trò bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa các tranh chấp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội;  đảm bảo tính có thật, xác thực, đúng đắn, của các hợp đồng, giao dịch, theo đúng quy chuẩn đạo đức xã hội, chứng nhận nội dung, hình thức của các hợp đồng, giao dịch.

                                                               Phòng Công chứng số 3 tỉnh Tây Ninh

Tác giả: Quản trị, CC3

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay3,411
  • Tháng hiện tại81,275
  • Tổng lượt truy cập5,784,682
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây