Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022 của Sở Tư pháp

Thứ hai - 14/02/2022 10:07

Đọc bằng audio

Thực hiện Quyết định số 3506QĐ-UBND ngày 17/12/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Sở Tư pháp xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022 với những nội dung như sau:
Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022 của Sở Tư pháp

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

a) Thực hiện có hiệu quả, có trọng tâm trong công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh, chú trọng cải cách thủ tục hành chính của ngành Tư pháp, nâng cao kết quả giải quyết thủ tục hành chính trả cho cá nhân, tổ chức đúng quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp tốt hơn trong việc cung cấp dịch vụ;

b) Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính ở ba lĩnh vực trọng điểm là cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và xây dựng chính quyền điện tử.

c) Giữ vững kỷ cương, kỷ luật hành chính, đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ hướng tới nền hành chính công khai, minh bạch hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao.

2. Yêu cầu

a) Công tác CCHC phải được tiến hành thường xuyên đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát các mục tiêu đã đề ra trong các đề án, kế hoạch của Chính phủ, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh;

b) Thủ trưởng các phòng, đơn vị phải nhận thức đầy đủ, xác định công tác CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trên cơ sở tình hình thực tế của phòng, đơn vị, để triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao;

c) Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm tốt trong CCHC thời gian vừa qua, đng thời chđộng nghiên cứu, sáng tạo, quyết liệt áp dụng nhng giải pháp mới để đẩy mạnh CCHC trong năm 2022 và những năm tiếp theo;

d) Đổi mới công tác tuyên truyền, chú trọng vào việc xây dựng các ấn phẩm truyền thông để tuyên truyền kịp thời, sâu rộng, đa chiều các lĩnh vực CCHC cá nhân và tổ chức.

II. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính

a) Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực Tư pháp; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực phụ trách;

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cải cách hành chính bằng nhiều hình thức, đi vào thực chất; tăng cường các hình thức hỏi đáp trực tuyến trên Cổng hành chính công của tỉnh. Tổ chức đối thoại trực tiếp, trực tuyến qua nhiều kênh với cá nhân, tổ chức để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức với cơ quan nhà nước. Các nội dung tuyên truyền phải phong phú, đa dạng, có thể lồng ghép việc tuyên truyền về CCHC với các chương trình tuyên truyền về phổ biến giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, tuyên truyền về chuyên môn của ngành…với nhiều hình thức, kết quả đa dạng khác nhau.

Ngoài ra thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hành động của toàn thể công chức, viên chức, người lao động (CCVC-LĐ) thuộc Sở, tham gia tích cực công tác cải cách hành chính. Nêu gương điển hình những CCVC-LĐ có sáng kiến cải cách hành chính, tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân; đồng thời thông tin CCVC-LĐ vi phạm đạo đức, vi phạm kỷ luật hành chính trong thi hành công vụ (nếu có).

c) Tăng cường kiểm tra cải cách hành chính, nhất là kiểm tra công tác tiếp nhận, giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức; công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;

d) Thực hiện đúng quy định về chế độ thông tin, báo cáo; đề xuất cấp có thẩm quyền các biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, xử lý các vấn đề còn hạn chế.

2. Cải cách thể chế

a) Tiếp tục triển khai thực hiện quy trình xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được ban hành năm 2020 (sau đây viết tắt là Luật Ban hành văn bản QPPL đã được sửa đổi, bổ sung) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.

b) Tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật, đánh giá về hiệu lực, hiệu quả đối với các văn bản quy phạm pháp luật sau khi được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của địa phương.

c) Thường xuyên rà soát, kiểm tra, tự kiểm tra và hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật ngành, lĩnh vực để kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc công bố hết hiệu lực theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp trên có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.

3. Cải cách thủ tục hành chính gắn với việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông

a) Tiếp tục thực hiện việc công bố, công khai, minh bạch và niêm yết tất cả TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết ngành Tư pháp cổng dịch vụ công tỉnh Tây Ninh theo địa chỉ https://dichvucong.tayninh.gov.vn.

b) Tiếp tục thực hiện việc rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính của Sở. Đẩy mạnh truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát TTHC bằng nhiều hình thức thiết thực, đặc biệt là truyền thông trong việc tuyên truyền quy trình giải quyết TTHC, cách thực hiện phản ánh, kiến nghị qua Cổng Hành chính công tỉnh Tây Ninh (Zalo), dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4... và tăng cường đối thoại với cá nhân, tổ chức trong giải quyết TTHC;

c) Thường xuyên rà soát quy định, TTHC thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của Ngành Tư pháp để phát hiện kịp thời các TTHC đang gây cản trở, khó khăn, phức tạp, phiền hà đến cá nhân tổ chức. Tạo môi trường công khai, minh bạch, hướng đến sự hài lòng của cá nhân, tổ chức trong thực hiện thủ tục hành chính có liên quan;

d) Triển khai các nhiệm vụ tại cơ quan hành chính các cấp trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHCNghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 6/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ.

đ) Phối hợp, cử công chức có đủ năng lực, đúng chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức, tác phong tốt làm việc chuyên trách tại Trung tâm phụ vụ hành chính công.

e) Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của công chức, viên chức trong giải quyết công việc, đặc biệt là giải quyết TTHC tại Trung tâm phụ vụ hành chính công.

  1. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Tiếp tục triển khai Đề án kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại các phòng, đơn vị thuộc, trực thuộc sở, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động, tránh chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị.

5. Cải cách chế độ công vụ, công chức

a) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ; xây dựng đội ngũ CCVC-LĐ có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thực thi công vụ, phục vụ Nhân dân; sắp xếp, bố trí sử dụng công chức, viên chức theo đúng vị trí việc làm. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án vị trí việc làm và cơ cấu công chức đã được phê duyệt.

b) Thực hiện tuyển dụng công chức, viên chức theo tiêu chuẩn, chức danh và cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức trong Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt.

c) Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng CCVC-LĐ; tăng cường tuyên truyền, tập huấn công tác CCHC và bồi dưỡng nghiệp vụ CCHC cho đội ngũ CCVC-LĐ. Thường xuyên kiểm tra công vụ; nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của công chức, viên chức.

d) Tổ chức thực hiện có hiệu quả về chính sách đào tạo sau đại học và thu hút nhân tài; đổi mới cách đánh giá công chức, viên chức gắn với vị trí việc làm. Thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo quy định.

6. Cải cách tài chính công

a) Thực hiện kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ tại cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005; cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021.

b) Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách liên quan đến việc cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công để đảm bảo công khai, minh bạch các yếu tố cấu thành giá và chuyển một số loại phí, lệ phí sang giá dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trường.

c) Đẩy mạnh hoạt động theo cơ chế tự chủ, tiến tới tự chủ hoàn toàn, hạch toán như doanh nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (khi đủ điều kiện).

7. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử

- Sử dụng có hiệu quả, đúng quy định các hệ thống thông tin nhằm tăng cường trao đổi văn bản điện tử, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành (Văn phòng điện tử, chữ ký số, họp không giấy, thư điện tử công vụ; các hệ thống thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp (Cổng thông tin điện tử, Một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công, Cổng Hành chính công tỉnh Tây Ninh,...).

- Nâng cao chất lượng của cổng/trang thông tin điện tử của Sở; cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, dịch vụ công trực tuyến.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động hành chính nhà nước để giúp người dân, tổ chức thực hiện nhanh chóng các TTHC, tiết kiệm thời gian, chi phí.

8. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001

Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 05/3/2019 của UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 2274/QĐ-UBND ngày 18/10/2019 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 05/3/2019 của UBND tỉnh Tây Ninh.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2022

(Kèm theo phụ lục chi tiết)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở nội dung thực hiện CCHC và kiểm soát TTHC năm 2022 của Sở, các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để cụ thể hoá vào nhiệm vụ cho từng cá nhân thực hiện đạt kết quả.

2. Giao Chánh Văn phòng Sở căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch đến các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở; phối hợp với các phòng nghiệp vụ thuộc Sở thực hiện việc thanh tra, kiểm tra công tác cải cách hành chính tại đơn vị thuộc và trực thuộc Sở; giúp Giám đốc Sở tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định./.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập122
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm121
  • Hôm nay2,755
  • Tháng hiện tại72,534
  • Tổng lượt truy cập6,001,374
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây