Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022

Thứ sáu - 21/01/2022 07:50

Đọc bằng audio

KẾ HOẠCH

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022

 

Thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng và Kế hoạch số 5001/KH-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Sở Tư pháp xây dựng Kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2022 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của từng công chức, viên chức và người lao động (CCVC-LĐ) trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; kiên quyết đấu tranh, kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị.

b) Xây dựng đội ngũ CCVC-LĐ thuộc cơ quan có phẩm chất đạo đức, liêm chính, có năng lực và trình độ chuyên môn, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

2. Yêu cầu

a) Xác định công tác PCTN, tiêu cực là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của cơ quan, đơn vị và của từng CCVC-LĐ. Khắc phục các tồn tại, hạn chế năm 2021, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, để kịp thời xử lý theo đúng quy định pháp luật, khắc phục các hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra.

b) Việc triển khai công tác PCTN, tiêu cực phải cụ thể, chi tiết phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị; tập trung vào những hạn chế trong quản lý đã phát sinh trong những năm qua để xây dựng kế hoạch công tác PCTN phù hợp.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

a) Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở chủ động tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi quản lý, phụ trách; kết hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm nhằm ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu trong giải quyết công việc; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân; đảm bảo giải quyết dứt điểm, kịp thời, đúng quy định pháp luật.

b) Thường xuyên rà soát, xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định trong các lĩnh vực theo thẩm quyền để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên cơ sở thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ trong Chương trình công tác của đơn vị.

c) Xây dựng đội ngũ CCVC-LĐ có lập trường chính trị vững vàng, tư cách đạo đức trong sáng, tự trọng; tác phong chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao trong quá trình giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

d) Xử lý nghiêm Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở thiếu trách nhiệm để CCVC-LĐ thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; bao che, dung túng hành vi sai phạm.

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về PCTN, nhất là Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Luật khiếu nại, Luật Tố cáo; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và các văn bản có liên quan.

Ngoài ra với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, đơn vị chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh và các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, tiêu cực, về khiếu nại, tố cáo liên quan đến PCTN, tiêu cực; lồng ghép nội dung PCTN, tiêu cực trong kế hoạch thi hành pháp luật, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm 2022 của UBND tỉnh; lồng ghép nội dung PCTN, tiêu cực, chống lợi ích nhóm trong quá trình thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Định kỳ báo cáo kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN cho UBND tỉnh.

3. Công tác phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

a) Về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động: Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở thực hiện việc công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động đúng nội dung theo Điều 10 Luật phòng, chống tham nhũng, Hướng dẫn số 01/HD-TTr ngày 04/01/2022 của Thanh tra tỉnh hướng dẫn thực hiện một số nội dung và Công văn số 1125/STP-TTr ngày 12/5/2021 của Sở Tư pháp về việc hướng dẫn công khai, minh bạch; thực hiện cung cấp thông tin, giải trình khi có yêu cầu theo quy định; thực hiện và công khai báo cáo về kết quả PCTN định kỳ; thực hiện và cung cấp tài liệu có liên quan về tiêu chí đánh giá phòng, chống tham nhũng năm 2021 theo Bộ Chỉ số của Thanh tra Chính phủ.

b) Về tiêu chuẩn, định mức, chế độ: Tiếp tục rà soát xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ đúng quy định, sát thực tế, nhất là các lĩnh vực tài chính, mua sắm trang thiết bị.., kịp thời kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

c) Về thực hiện quy tắc ứng xử: Rà soát ban hành quy chế làm việc, quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị, bám sát các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng và pháp luật liên quan; quán triệt chặt chẽ quy định về tặng quà và nhận quà tặng đến toàn thể CCVC-LĐ thuộc quyền quản lý.

d) Về kiểm soát xung đột lợi ích: Quán triệt cho đội ngũ CCVC-LĐ về 09 trường hợp xung đột lợi ích quy định tại Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ, kết hợp rà soát, kiểm tra và xử lý kịp thời các xung đột lợi ích theo trình tự, thủ tục quy định; xác định trách nhiệm báo cáo nguy cơ xung đột lợi ích là của từng CCVC-LĐ; xử lý trách nhiệm cá nhân, thủ trưởng cơ quan, đơn vị khi không báo cáo hoặc xử lý kịp thời để xảy ra xung đột lợi ích.

đ) Về chuyển đổi định kỳ vị trí công tác: Xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác từ đầu năm 2022, đối tượng thuộc diện chuyển đổi định kỳ vị trí công tác là công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập làm việc tại các vị trí thuộc Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

e) Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt và trả lương, thu nhập qua tài khoản; tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính đúng quy định để tăng cường, nâng cao hiệu quả công vụ, góp phần phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

g) Tổ chức thực hiện kê khai tài sản, thu nhập theo Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, đảm bảo tiến độ, chất lượng.

4. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

a) Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở chủ động kiểm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện công vụ của CCVC-LĐ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, trong đó tập trung vào các lĩnh vực về thu chi ngân sách; quản lý, sử dụng tài sản công gắn với thực thi chức trách công vụ.

b) Tiếp tục duy trì hệ thống đường dây nóng, hộp thư góp ý tại cơ quan, đơn vị.

c) Việc xử lý phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực phải xem xét, xử lý kịp thời, nhất là những tố cáo nặc danh nhưng có thông tin rõ ràng về người vi phạm và hành vi vi phạm; áp dụng các biện pháp bảo vệ người phản ánh, tố cáo; Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở xử lý nghiêm túc thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét.

5. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; việc xử lý trách nhiệm phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

6. Cung cấp hồ sơ công tác phòng, chống tham nhũng theo Bộ chỉ số của Thanh tra Chính phủ

a) Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở có trách nhiệm tổng hợp, cung cấp đầy đủ tài liệu minh chứng công tác PCTN năm 2021 về Thanh tra Sở tổng hợp và chấp hành nghiêm túc yêu cầu của Thanh tra Sở trong việc bổ sung, làm rõ các nội dung tiêu chí đánh giá.

b) Chất lượng tổng hợp, cung cấp tài liệu minh chứng công tác PCTN năm 2021 là một trong những cơ sở để xem xét tiến hành thanh tra trách nhiệm đối với Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn phòng Sở có trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện rà soát, tham mưu Giám đốc Sở ban hành các văn bản để thực hiện Kế hoạch này. Hình thức công khai minh bạch bắt buộc thực hiện công khai, minh bạch trên Trang Thông tin điện tử của đơn vị; cập nhật toàn bộ các văn bản công khai, minh bạch trong năm 2022, trừ những nội dung mật. Riêng các đơn vị trực thuộc Sở thì mở thêm mục nhỏ để sử dụng công khai các nội dung của đơn vị trực thuộc Sở.

2. Thanh tra Sở chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng. Định kỳ tham mưu Lãnh đạo Sở báo cáo công tác PCTN cho Ban Nội chính Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh và Thanh tra Bộ Tư pháp đảm bảo đúng theo quy định. Tập hợp các tài liệu đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2021 của Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở gửi Thanh tra tỉnh khi có văn bản yêu cầu.

3. Phòng Xây dựng và Phổ biến pháp luật giúp Lãnh đạo Sở chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh và các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, tiêu cực, về khiếu nại, tố cáo liên quan đến PCTN, tiêu cực; lồng ghép nội dung PCTN, tiêu cực trong kế hoạch thi hành pháp luật, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm 2022 của UBND tỉnh; lồng ghép nội dung PCTN, tiêu cực, chống lợi ích nhóm trong quá trình thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Sở cung cấp số liệu hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục giáo luật liên quan đến công tác PCTN hàng tháng, quý (trước ngày 05 của mỗi tháng, quý) theo quy định.

4. Thủ trưởng các phòng, đơn vị, CCVC-LĐ thuộc và trực thuộc Sở có trách nhiệm tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này.

 Trên đây là Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 của Sở Tư pháp./.

Xem nội dung đầy đủ chọn vào tập tin bên dưới

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập88
  • Hôm nay2,972
  • Tháng hiện tại72,751
  • Tổng lượt truy cập6,001,591
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây