Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây được viết tắt XLVPHC) được ban hành năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2013. Đây là một trong những cơ sở quan trọng giúp chính quyền địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước. Trong 05 năm qua, tỉnh Tây Ninh đã tổ chức triển khai và thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính kịp thời và đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể như sau:
Thứ
nhất, công
tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Hàng
năm trên cơ sở quy định tại Điều 17 Luật XLVPHC về trách nhiệm của UBND tỉnh
trong công tác THPL về XLVPHC, UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch quản lý
công tác thi hành pháp luật XLVPHC; Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Xử lý vi
phạm hành chính; Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày
25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Xây dựng tổ chức bộ máy,
biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ
quan tư pháp địa phương”. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các các sở, ban ngành tỉnh
phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện công
tác quản lý XLVPHC theo quy định tại kế hoạch; yêu cầu UBND các huyện, thành phố
xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện công tác THPL về XLVPHC ở địa phương
mình quản lý. Việc ban hành kế hoạch sớm, chi tiết đã giúp các cơ quan, đơn vị
trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện công tác quản lý XLVPHC có tập trung, kịp
thời, mang lại hiệu quả thiết thực.
Thứ
hai, Công tác phổ biến pháp luật và tập huấn về XLVPHC. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được
UBND tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo. Các đơn vị trong địa bản tỉnh tổ chức
tuyên truyền thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức đa dạng,
phong phú như: Tuyên truyền trực tiếp cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt tập trung chủ yếu vào các đối tượng là người dân ở các xã vùng có điều
kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; người khuyết tật; người đang chấp hành
hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và người đang bị áp dụng biện pháp
giáo dục tại xã, phường, thị trấn…(hơn 10.078 cuộc); Cấp phát hơn 23.000 tờ gấp,
tờ bướm pháp luật về Hỏi đáp Luật Xử lý vi phạm hành chính; 1800 bộ đề cương giới
thiệu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Xây dựng phát sóng 05 chuyên
mục tuyên truyền cho nhân dân việc thực hiện các quy định xử lý vi
phạm hành chính. Bên cạnh đó, công tác tập huấn cũng được thực hiện thường
xuyên để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trực
tiếp thực hiện nhiệm vụ.
Thứ
ba, công tác kiểm tra, phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính tại địa phương. Công tác kiểm tra, thanh tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính được các đơn vị trong tỉnh thực hiện nghiêm túc. Qua kiểm tra, thanh tra các
Đoàn kiểm tra đã kịp thời kiến nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương khắc phục
những khó khăn, tồn tại hạn chế trong công tác xử lý vi phạm hành chính, qua đó
giúp cho công tác thi hành pháp luật XLVPHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương được
thực hiện nghiêm minh, chặt chẽ, kịp thời và triệt để hơn.
Song
song với việc triển khai, tuyên truyền, tập huấn, pháp luật về XLVPHC thì công
tác xử phạt vi phạm hành chính cũng được các cơ quan, đơn vị, địa phương triển
khai đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh. Một số hành vi vi phạm phổ biến
trên địa bàn tỉnh đối với các lĩnh vực cụ thể: Một là lĩnh vực xây dựng vi
phạm về: Xây dựng không có giấy phép, không trang bị bảo hộ cho người lao động
theo quy định, không thực hiện đúng các quy định về điều kiện, năng lực hoạt động,
hành nghề, không để vật liệu đúng như biện pháp thi công đạ được chủ đầu tư phê
duyệt; hai là lĩnh vực thương mại vi phạm về: Kinh doanh không có giấy
phép kinh doanh, kinh doanh không đúng theo nội dung giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, giá bán cao hơn giá niêm yết; ba là
lĩnh vực môi trường vi phạm về: vi phạm về xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn
cho phép; khai thác khoáng sản không có giấy phép, khai thác khoáng sản khi giấy
phép đã hết hạn; bốn là lĩnh vực lao động vi phạm về: Không xây dựng thang, bảng
lương; không ký kết hợp đồng lao động; không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho
người lao động; chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
cho người lao động; không khai báo việc sử dụng lao động trong quá trình hoạt động
với cơ quan quản lý nhà nước; không bố trí thời gian làm việc cho cán bộ không
chuyên trách hoạt động công tác công đoàn; huy động người lao động làm thêm giờ
vượt quá số giờ quy định của Bộ Luật lao động; năm là lĩnh vực an ninh
trật tự và trật tự, an toàn xã hội vi phạm về: làm mất, hư hỏng hộ chiếu phổ
thông, qua lại biên giới không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; lĩnh vực phòng
cháy và chữa cháy vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy
chữa cháy; thiếu tinh thần trách nhiệm để hoạt động mại dâm xảy ra tại cơ sở
kinh doanh do mình quản lý, đánh bạc, ma túy, gây rối, trộm cắp tài sản nhưng
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và hoạt động quá giờ quy định; sáu
là lĩnh vực giao thông vận tải vi phạm về: vi phạm quy tắc giao thông;
dừng, đỗ xe sai quy định; vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi
tham gia giao thông đường bộ; vi phạm quy định về vận tải đường bộ, chở hàng vượt
tải trọng, kích thước thiết kế.
Về
công tác báo cáo định kỳ hàng năm, do từ năm 2015 báo cáo công tác thi hành
pháp luật xử lý vi phạm hành chính áp dụng mẫu mới theo Thông tư số
10/2015/TT-BTP ngày 31/8/2015 của Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản
lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình
hình thi hành pháp luật nên tiêu chí thống kê số liệu trong báo cáo từ năm 2012
đến năm 2014 khác với số liệu thống kê trong báo cáo từ năm 2015 đến nay. Qua số
liệu thống kê cho thấy, số vụ vi phạm hành chính qua các năm có xu hướng năm
trước giảm so với năm sau, số đối tượng vi phạm cũng giảm, đặc biệt là đối tượng
vi phạm là cá nhân có xu hướng giảm.
Năm | Số vụ vi phạm | Số đối tượng vi phạm |
2012 | 19.513 vụ | 19.925 đối tượng (cá nhân 19.024 đối tượng) |
2013 | 27.421 vụ | 29.922 đối tượng (cá nhân 29.468 đối tượng) |
2014 | 32.081 vụ | 33.882 đối tượng (cá nhân 33.196 đối tượng) |
2015 | 32.326 vụ | 33.656 đối tượng (cá nhân 33.062 đối tượng) |
2016 | 28.834 vụ | 30.637 đối tượng (cá nhân 29.664đối tượng) |
6/2017 | 10.662 vụ | 11.469 đối tượng (cá nhân 10.993 đối tượng) |
Qua
kết quả xử phạt vi phạm hành chính cho thấy việc áp dụng các quy định của Luật
xử lý vi phạm hành chính tại địa phương đang dần đi vào nề nếp, các vụ việc xảy
ra nhìn chung được phát hiện và xử lý kịp thời, trình tự, thủ tục xử phạt thực
hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật, xử phạt đúng người, đúng hành vi vi
phạm, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước của địa phương. Việc XPVPHC thời
gian qua đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh, TTATXH, hậu quả do
hành vi vi phạm gây ra được khắc phục kịp thời, góp phần đảm bảo việc lập lại
trật tự pháp luật, thiết lập kỷ cương, ổn định xã hội, phát triển kinh tế./.
Phòng
QLXLVPHC&TDTHPL
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn