Kết quả trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015

Thứ sáu - 06/02/2015 23:10

Đọc bằng audio

               Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Người khuyết tật luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội chăm sóc và giúp đỡ để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần về mọi mặt. Một trong những chính sách thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với người khuyết tật đó là quyền được trợ giúp pháp lý.

Các đối tượng là người khuyết tật khi có yêu cầu TGPL đều được Trung tâm cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư - cộng tác viên thực hiện kịp thời và có hiệu quả. Kết quả, trong năm, Trung tâm cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư - cộng tác viên thực hiện TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật được 07 vụ cho 07 đối tượng. Thông qua đó, quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật được bảo đảm, đặc biệt là những đối tượng khuyết tật về tâm thần trong các vụ án hiếp dâm (trong năm Trung tâm đã cử 03/05 vụ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật về tâm thần là người  bị hại trong các vụ án hiếp dâm).
Để cụ thể hoá các nhiệm vụ, trách nhiệm thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Tây Ninh đồng thời để triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách TGPL cho người khuyết tật, Trung tâm đã tham mưu Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch năm 2014 triển khai thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Công tác truyền thông pháp luật về người khuyết tật được chú trọng như: tổ chức nói chuyện chuyên đề pháp luật về TGPL cho người khuyết tật xã Ninh Điền, huyện Châu Thành; biên soạn và in ấn 49.000 cuốn sổ tay, tài liệu pháp luật trong đó có nội dung về quyền được TGPL của người khuyết tật để cấp phát cho nhân dân và người khuyết tật thông qua các đợt TGPL lưu động; Trang bị Bảng thông tin và hộp tin về TGPL tại cơ sở bảo trợ xã hội và các tổ chức khác của người khuyết tật: Trung tâm bảo trợ xã hội, Trường Khuyết tật; Trung tâm nuôi dạy trẻ khiếm thị, Hội Người mù. Từ đó, đã giúp cho nhiều người khuyết tật trên địa bàn tỉnh biết được các chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho họ và mạnh dạn yêu cầu Trung tâm TGPL tư vấn giải đáp thắc mắc khi có yêu cầu, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.
Thông qua các đợt TGPL lưu động, Trung tâm thực hiện lồng ghép truyền thông, phổ biến pháp luật về TGPL cho người khuyết tật cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Kết quả trong năm 2014, Trung tâm đã kết hợp truyền thông, phổ biến pháp luật về TGPLcho người khuyết tật được 75 đợt/75 đợt TGPL lưu động tại cơ sở. Có 3.285lượtngười tham dự đã được Trung tâm triển khai chuyên đề pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật; trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật. Trung tâm đã đề nghị Ban Chủ nhiệm CLB.TGPL lồng ghép chuyên đề pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật; trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật để triển khai tại các buổi sinh hoạt.
Nhìn chung, các hoạt động để thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh đã được triển khai tương đối toàn diện, huy động được sự tham gia của các ngành có liên quan trong tỉnh và đạt hiệu quả. Kết quả đạt được theo chiều hướng tăng thêm sau mỗi năm thực hiện. Số người khuyết tật biết về TGPL và được TGPL năm sau luôn cao hơn năm trước.
Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động của một số Sở, ngành đối với công tác người khuyết tật còn chậm, chưa có sự phối hợp lồng ghép các hoạt động của các ngành liên quan đến công tác người khuyết tật. Mức sống của người khuyết tật nhìn chung còn thấp; một bộ phận người khuyết tật ở nông thôn đặc biệt là vùng sâu, đời sống còn nhiều khó khăn; người khuyết tật gặp khó khăn trong di chuyển, nghe, nhìn nên từ đó việc tiếp cận với chính sách TGPL của Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn.
Trong thời gian tới, Trung tâm TGPL tiếp tục thực hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020, trong đó cần chú trọng: Tăng cường hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.Tăng cường năng lực thực hiện trgiúp pháp lý cho người khuyếttật: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đối với Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý (01 lần/năm).Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác cho người khuyết tật tại trụ sở Trung tâm, Chi nhánh của Trung tâm khi có yêu cầu. Biên soạn và phát hành các tờ gấp, cẩm nang. Tiếp tục lồng ghép việc tuyên truyền TGPL cho người khuyết tật thông qua các đợt TGPL lưu động nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa việc thực hiện TGPL cho người khuyết tật.
                                                                                Ngọc Linh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay4,238
  • Tháng hiện tại39,142
  • Tổng lượt truy cập5,009,501
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây