Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở

Thứ sáu - 30/12/2016 23:00

Đọc bằng audio

Hòa giải là một trong các nét đẹp truyền thống, quý báu của dân tộc Việt Nam có từ nghìn đời, được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, góp phần giải quyết tận gốc các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân tại cộng đồng dân cư, xây dựng mỗi con người sống có ý thức cộng đồng, có lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, tôn trọng pháp luật, quan hệ hài hòa trong gia đình và xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và rất coi trọng công tác hòa giải, nên trong nhiều năm qua đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hòa giải ở cơ sở để định hướng cho công tác này.

Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Hòa giải ở cơ sở và có hiệu lực từ ngày 1-1-2014, là cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động hòa giải ở cơ sở đi vào nề nếp, góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ sở.

Luật đã quy định trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận, như sau:

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; vận động tổ chức, cá nhân chấp hành pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở.

- Các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

 

Trong việc bầu và công nhận hoà giải viên, tổ trưởng tổ hoà giải, Mặt trận Tổ quốc có vai trò và trách nhiệm rất quan trọng. Theo quy định tại điều 8 và Điều 14 của Luật thì " Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 của Luật này có quyền ứng cử hoặc được Ban công tác Mặt trận phối hợp với tổ chức thành viên của Mặt trận giới thiệu vào danh sách bầu hoà giải viên. Trửơng Ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng dân phố tổ chức bầu hoà giải viên ở thôn, tổ dân phố bằng một trong các hình thức sau: a) Biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình; b) Phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình"( khoản 1, 2 Điều 8).

Tại khoản 2 Điều 14 Luật quy định: " Việc bầu tổ trưởng tổ hoà giải được thực hiện dưới sự chủ trì của Trưởng Ban công tác Mặt trận bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. Kết quả bầu tổ trưởng tổ hoà giải được lập thành văn bản và gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã để ra quyết định công nhận".

Bên cạnh đó, vai trò của Mặt trận còn được thể hiện trong việc tham gia thực hiện hoà giải ở cơ sở. Cụ thể, Điều 30 của Luật đã quy định:" Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia thực hiện pháp luật về hoà giải ở cơ sở. Các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệmn vụ của mình có trách nhiệm thực hiện hoạt động hoà giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật".

 

Ngày 18/11/2014, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTƯMTTQVN) đã ký ban hành Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN (Nghị quyết liên tịch 01) nhằm hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở và tham gia quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Nghị quyết liên tịch 01 xác định nguyên tắc phối hợp phải được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức; phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; tăng cường tính chủ động, tích cực của mỗi cơ quan, tổ chức trong công tác hòa giải ở cơ sở; và việc phối hợp phải thường xuyên, kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, đúng quy định của pháp luật.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp ở địa phương mà nòng cốt là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam hướng dẫn, khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn viên, hội viên các tổ chức thành viên của Mặt trận làm hòa giải viên hoặc tham gia trực tiếp hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp ở cơ sở.

Thực hiện những quy định của pháp luật về hòa giải, trong những năm qua, sự tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã đạt được những kết quả nhất định, các tổ hòagiải ở cộng đồng dân cư luôn phát triển về số lượng và tăng về chất lượng. Các thành viên tổhòa giải đều được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật. Đa số những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân đều được các tổ tiến hành hòa giải kịp thời và có hiệu quả,.... Qua đó, góp phần giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết cộng đồng, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm ở cơ sở. Đồng thời, hạn chế đơn thư khiếu kiện trong nhân dân, giảm bớt tình trạng khiếu nại đến tòa án nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước các cấp, tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan nhà nước và công dân.

Nguyễn

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay4,388
  • Tháng hiện tại79,580
  • Tổng lượt truy cập5,897,052
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây