Công tác hòa giải ở cơ sở có vai trò quan trọng trong việc xây dựng tình làng, nghĩa xóm, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân.
Trong những năm qua, công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh luôn được cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp quan tâm chú trọng, nhất là công tác xây dựng, củng cố và kiện toàn tổ chức hòa giải ở cơ sở. Sau 3 năm triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, hoạt động hòa giải ở cơ sở đã và đang từng bước được nâng cao về chất lượng, tổ chức và hoạt động ngày càng đi vào nền nếp, có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Toàn tỉnh hiện có 577 Tổ hòa giải với 3.984 hòa giải viên.
Công tác phổ biến, quán triệt Luật Hòa giải ở cơ sở
Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp các huyện, thành phố đã tham mưu UBND cùng cấp tổ chức Hội nghị triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở ở 02 cấp tỉnh và huyện cho Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể huyện; đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ Pháp chế, cán bộ Tư pháp và cán bộ Hòa giải ở cơ sở.
Năm 2014, UBND tỉnh đã tổ chức 01 Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở tại 02 điểm cầu Ủy ban nhân dân tỉnh và UBND cấp huyện tổng cộng 538 người tham dự.
Trong 03 năm qua, UBND cấp huyện đã tổ chức triển khai Luật hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên ở cơ sở tổng cộng 27 cuộc với tổng số 4.860 hòa giải viên tham dự.
Thực hiện 01 phóng sự về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh và viết 07 bài giới thiệu các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở và phản ánh hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo, hướng dẫn củng cố, kiện toàn đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở
Trong 03 năm qua, Sở Tư pháp - cơ quan Thường trực Hội đồng tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 02 Công văn chỉ đạo công tác hòa giải ở cơ sở. Các Tổ Hòa giải ở cơ sở đã được củng cố, kiện toàn theo quy định của Luật Hòa giải và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hòa giải. Các Tổ hòa giải ở cơ sở đảm bảo cơ cấu theo quy định của Luật Hòa giải và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hòa giải. Mỗi Tổ hòa giải đều có hòa giải viên nữ. Đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tổ hòa giải có hòa giải viên là người dân tộc thiểu số.
Biên soạn, phát hành tài liệu nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải ở cơ sở
Sở Tư pháp biên soạn đề cương giới thiệu Luật Hòa giải ở cơ sở, in ấn và cấp phát cho các đại biểu dự Hội nghị ở cấp tỉnh. Trên cơ sở tài liệu do Sở Tư pháp biên soạn, Phòng Tư pháp tham mưu UBND cùng cấp in ấn và cấp phát cho đại biểu tham dự ở cấp huyện. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp còn biên soạn và phát hành 10.000 tờ gấp Hỏi – đáp Luật Hòa giải ở cơ sở đến tận Hòa giải viên và biên soạn, in ấn, phát hành 2.000 sổ tay nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở, 2000 sổ tay kỹ năng hòa giải ở cơ sở cấp phát cho các Tổ Hòa giải trên địa bàn tỉnh.
Để kịp thời nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên, trong năm 2014, Sở Tư pháp đã phối hợp với UBMTTQ Việt Nam tỉnh và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức cuộc thi Hòa giải viên giỏi ở 02 cấp tỉnh và huyện; 09/09 Phòng Tư pháp các huyện, thành phố tham mưu UBND cùng cấp mở các lớp tập huấn nghiệp vụ về hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.
Góp phần nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên, Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp các huyện, thành phố tham mưu Hội đồng Phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi ở cơ sở ở 02 cấp tỉnh và huyện và tổ chức kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở theo kế hoạch định kỳ hàng năm và sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp.
Bên cạnh đó, hàng năm UBND cấp huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên, trong đó tập trung tập huấn, bồi dưỡng theo Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở do Bộ Tư pháp ban hành tổng cộng 27 cuộc với tổng số 4.860 hòa giải viên tham dự.
Để kịp thời hòa giải những tranh chấp phát sinh trong cộng đồng dân cư, Sở Tư pháp đã ban hành Quy định Tiếp nhận, xử lý thông tin qua đường dây nóng về hoạt động hòa giải ở cơ sở (kèm theo Quyết định số 1296/QĐ-STP ngày 20/5/2014 của Giám đốc Sở Tư pháp).
Kết quả hoạt động hòa giải ở cơ sở
Trong 03 năm qua, các Tổ Hòa giải ở cơ sở đã thụ lý 4.807 vụ việc tranh chấp, đưa ra hòa giải 4.715 vụ, trong đó: số vụ hòa giải thành 3.787 vụ, chiếm tỷ lệ: 80,32% /tổng số vụ đưa ra hòa giải, số vụ hòa giải không thành hướng dẫn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết 928 vụ. Số vụ còn tồn đang tiến hành hòa giải 84 vụ. Qua đó, giải quyết kịp thời hàng nghìn mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giữ gìn trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Kết quả thực hiện Điều 6 của Luật về hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở
Căn cứ Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; Sở Tư pháp đã tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh và UBND tỉnh ban hành Nghị quyết số 15/2015/NQ-HĐND ngày 05/8/2015 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 28/8/2015 của UBND tỉnh quy định mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. UBND cấp xã cũng đã chi và quyết toán kinh phí thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định mới.
Đối với vụ, việc hòa giải thành: 200.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải.
Đối với vụ, việc hòa giải không thành: 150.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải.
Chi hỗ trợ hoạt động của tổ hòa giải ( Chi mua văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu, nước uống phục vụ các cuộc họp của tổ hòa giải): 100.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải.
Việc phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
Hướng dẫn trong hệ thống và các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp huyện, cấp xã lựa chọn, giới thiệu người có uy tín, hiểu biết về pháp luật để tham gia làm hòa giải viên; tích cực tăng cường vai trò giám sát đối với hoạt động hòa giải cơ sở; đẩy mạnh hơn nữa công tác dân vận, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, phát huy tinh thần đại đoàn kết, xây dựng lối sống văn hóa làng mạnh, góp phần giảm thiểu những tranh chấp trong nội bộ nhân dân…
UBND các huyện, thành phố đã thường xuyên chỉ đạo việc củng cố, nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở; chỉ đạo Phòng Tư pháp phối hợp với Ủy ban MTTQ cùng cấp thực hiện rà soát, thống kê số liệu về tổ chức và hoạt động hòa giải trên địa bàn; kịp thời hướng dẫn và có biện pháp củng cố, kiện toàn Tổ chức hòa giải ở cơ sở; thường xuyên đổi mới công tác tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng hòa giải cho các hòa giải viên thông qua tình huống thực tiễn.
Nhìn chung, trong thời gian qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã đóng vai trò quan trọng trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, phối hợp với các cơ quan tư pháp tham gia thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở.
Có thể thấy, qua 03 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, đã tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện, vững chắc cho hoạt động hoà giải ở cơ sở đi vào nề nếp, thống nhất và hoạt động có hiệu quả, tạo bước chuyển biến trong công tác hòa giải ở cơ sở, hầu hết các tổ hòa giải đã được kiện toàn bảo đảm đúng quy định, chất lượng hòa giải được nâng lên, thể hiện qua tỷ lệ các vụ hoà giải thành năm sau cao hơn năm trước, số vụ hoà giải thành ngày càng tăng, đã hỗ trợ đắc lực cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết trực tiếp những vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp nhỏ trong nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế đơn thư, khiếu nại vượt cấp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan nhà nước và công dân. Mạng lưới tổ hoà giải được củng cố, mở rộng thu hút được nhiều thành phần, nhiều lực lượng tham gia. Toàn tỉnh có 577 tổ hoà giải với 3.984 hòa giải viên. Công tác tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho hòa giải viên luôn được chú trọng, thực hiện thường xuyên. Hoạt động hòa giải ở cơ sở đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hình thành trong mỗi cá nhân ý thức chấp hành pháp luật, ý thức "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật"; góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng địa phương an ninh trật tự.
Kim Hương
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn