Theo đó, CSDLQG về XLVPHC được xây dựng tập trung, thống nhất, dùng chung trên toàn quốc và được kết nối với CSDLQG về dân cư, CSDGQG về đăng ký doanh nghiệp và CSDLQG về pháp luật. Cơ quan của người có thầm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành các quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin về xử lý vi phạm hành chính do mình thực hiện đến hệ thống CSDLQG về XLVPHC. Trường hợp phát hiện có sai sót, nhầm lẫn hoặc còn thiếu thì Thủ trưởng cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Nghị định quyết định việc đính chính hoặc bổ sung thông tin do cơ quan mình cung cấp trong CSDLQG về XLVPHC.
Thông tin trong CSDLQG về xử lý vi phạm hành chính gồm thông tin về quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thông tin về việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thi hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thông tin về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính; thông tin về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định được khai thác và sử dụng CSDLQG về XLVPHC thông qua các hình thức: Kết nối qua mạng máy tính với CSDLQG về XLVPHC; tra cứu thông tin trực tuyến trên cổng thông tin điện tử do Bộ Tư pháp quy định; văn bản yêu cầu.
Bộ Tư pháp thực hiện việc quản lý tài khoản CSDLQG về XLVPHC (cấp, thu hồi tài khoản quản trị; giới hạn, rà soát, kiểm tra quyền quản trị); thực hiện việc duy trì CSDLQG về XLVPHC. Định kỳ thực hiện rà soát, đề xuất phương án nâng cấp, phát triển hạ tầng kỹ thuật và phầm mềm của CSDLQG về XLVPHC cho phù hợp với tình hình thực tế.
Nghị định này cũng quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Tư pháp; Bộ, cơ quan ngang Bộ; Tòa án nhân dân tối cao; Ủy ban nhân dân tỉnh trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng CSDLQG về XLVPHC; trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cá nhân trong cung cấp thông tin cho CSDLQG về XLVPHC; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc khai thác và sử dụng CSDLQG về XLVPHC.
Kinh phí đầu tư xây dựng, mở rộng và nâng cấp CSDLQG về XL VPHC được đảm bảo từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp, nguồn kinh phí chi đầu tư phát triển và các nguồn vồn nhà nước hợp pháp khác.
Việc sớm đưa CSDLQG về XLVPHC vào áp dụng sẽ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trên cơ sở số liệu thực tế các vụ việc vi phạm hành chính được cập nhật và quản lý thông tin trong CSDLQG về XLVPHC, các cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan có trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói riêng có đủ các thông tin, dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính để đưa ra các chính sách, biện pháp quản lý nhà nước, quản lý xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Đồng thời phục vụ thiết thực cho công tác nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, hiệu quả của các văn bản quy định về xử lý vi phạm hành chính được ban hành./.
Phòng QLXLVPHC&TDTHPL
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn