Kết quả phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2014

Thứ ba - 25/11/2014 22:30

Đọc bằng audio

Qua số liệu thống kê của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Tây Ninh trong năm 2014 (từ ngày 01/10/2013 đến ngày 30/9/2014) đã thực hiện 149 vụ/168 người, trong đó hình sự: 124 vụ; Dân sự, hôn nhân gia đình (HNGĐ): 24 vụ; Hành chính: 01 vụ.

Đó là kết quả đáng được ghi nhận quá trình phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với Trung tâm TGPL trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã tích cực giới thiệu đối tượng được hưởng chính sách TGPL đến với mạng lưới tổ chức thực hiện, cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người được TGPL đúng thời hạn, trình tự, thủ tục. Số lượng vụ việc TGPL do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Trung tâm cử người bào chữa tăng hơn so với cùng kỳ năm trước (tăng 40 vụ), chất lượng ngày càng được nâng lên.

Với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, Sở Tư pháp đã giúp Hội đồng trong việc tham mưu và điều phối hoạt động của Hội đồng. Khi Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về TGPL trong hoạt động tố tụng (viết tắt là Thông tư liên tịch số 11) được ban hành và có hiệu lực thi hành, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Nội vụ và các ngành thành viên của Hội đồng tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định kiện toàn Hội đồng theo quy định của Thông tư liên tịch số 11, về bổ sung thành viên Hội đồng là Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành, các ngành thành viên của Hội đồng đã phối hợp triển khai, quán triệt Thông tư liên tịch số 11 cho cán bộ, công chức thuộc ngành quản lý. Ngành Công an đã tổ chức được 07 đợt cho 291 người là cán bộ, chiến sỹ của ngành. Ngành Tòa án đã tổ chức được 14 đợt cho 567 người là cán bộ của ngành. Ngành Kiểm sát đã tổ chức được 04 đợt cho 26 người là cán bộ của ngành.

Công an tỉnh đã chỉ đạo các Cơ quan điều tra, công an huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 11, Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành. Khi người bị tạm giữ, tạm giam, bị can có yêu cầu được TGPL thì các Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các huyện, thành phố đã cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư – Cộng tác viên của Trung tâm và tạo điều kiện cho người thực hiện TGPL tham gia tố tụng theo đúng quy định của pháp luật. Kết quả, trong năm 2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh và Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện, thành phố trong quá trình điều tra xử lý đã thực hiện việc giải thích về quyền được TGPL cho người bị tạm giữ, bị can và những người thân thích của họ, đã làm thủ tục TGPL cho 62 người bị tạm giữ, tạm giam, bị can theo yêu cầu của họ.

Tòa án nhân dân tỉnh cũng đã phát huy vai trò thành viên của Hội đồng trong việc chỉ đạo Tòa án nhân dân các huyện và thành phố phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý trong việc hướng dẫn cho người dân tiếp cận được với chính sách trợ giúp pháp lý của nhà nước. Kết quả trong năm 2014, Tòa án nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với Trung tâm TGPL thực hiện TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng được 55 vụ.

Trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện Kiểm sát các cấp đã kết hợp kiểm sát việc thực hiện Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là thành viên mới bổ sung của Hội đồng theo quy định của Thông tư liên tịch số 11. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của ngành, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã phối hợp với Cơ quan Điều tra hình sự khu vực 4 và Viện Kiểm sát quân sự khu vực 73 thuộc Quân khu 7 và bám sát vào những quy định của Quy chế hoạt động của Hội đồng và Thông tư liên tịch số 11 để thực hiện. Đảm bảo người thuộc diện được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu thì được thụ hưởng chính sách này.

Trên cơ sở dự toán của Sở Tư pháp, Sở Tài chính đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí hoạt động cho Hội đồng theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 11. Năm 2014, qua thẩm định của Sở Tài chính,Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp cho Hội đồng 50.000.000đ (năm mươi triệu đồng) để chi cho các hoạt động theo quy định của Thông tư liên tịch số 11.

Việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư - Cộng tác viên đã góp phần quan trọng bảo đảm quyền được TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng và một số đối tượng đặc biệt khác trong xã hội được thực thi có hiệu quả, tạo ra cơ chế bảo đảm mọi công dân đều được tiếp cận với dịch vụ pháp lý, thể hiện tính ưu việt của Đảng và Nhà nước ta đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Ngoài ra, Hội đồng còn tổ chức đợt kiểm tra kết quả thực hiện Thông tư liên tịch số 11 năm 2014 tại 08 cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh: Cơ quan Cảnh sát điều tra, Nhà tạm giữ - Công an thành phố Tây Ninh và Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh ; Cơ quan Cảnh sát điều tra, Nhà tạm giữ - Công an huyện Trảng Bàng và Tòa án nhân dân huyện Trảng Bàng; Cơ quan Cảnh sát điều tra, Nhà tạm giữ - Công an huyện Tân Châu và Tòa án nhân dân huyện Tân Châu; Cơ quan Cảnh sát điều tra, Nhà tạm giữ - Công an huyện Gò Dầu và Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu. Sau đợt kiểm tra, Hội đồng đã Thông báo kết luận gửi cho các đơn vị được kiểm tra để phát huy, nhân rộng những mặt làm được đồng thời khắc phụ những hạn chế thiếu sót.

Hội đồng đã chỉ đạo Trung tâm trang bị bổ sung thêm Bảng thông tin; Hộp tin về trợ giúp pháp lý cho Trại Tạm giam - Công an tỉnh, Công an huyện Châu Thành, Công an thành phố Tây Ninh. Đồng thời cấp tài liệu bổ sung cho tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh.

Trợ giúp pháp lý là một chính sách nhân đạo, chính sách đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, đặc biệt là những người nghèo, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh đặc biệt (người già cô đơn, người khuyết tật và trẻ em) và là nhiệm vụ của Nhà nước đồng thời cũng là trách nhiệm chung của toàn xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do đó thực hiện tốt công tác trợ giúp pháp lý là thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho.   

                                                                                                               Ngọc Linh                                                                                       

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay1,412
  • Tháng hiện tại114,134
  • Tổng lượt truy cập4,576,211
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây