Một số nội dung cơ bản của tiêu chí thành lập Văn phòng thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Thứ ba - 22/06/2021 18:00

Đọc bằng audio

 Để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 379/KH-UBND ngày 02/3/2020 về triển khai thực hiện Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Ngày 22/6/2021 Ủy ban nhân dân đỉnh đã ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND ban hành Quy định Tiêu chí và cách thức xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nhằm có cơ sở xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở các quy định của Tiêu chí sẽ đảm bảo việc lựa chọn được Văn phòng Thừa phát lại có đủ các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất tốt nhất góp phần phát triển hoạt động Thừa phát lại tại địa phương và hỗ trợ tích cực cho hoạt động của cơ quan Thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Quy định Tiêu chí và cách thức xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (sau đây được viết tắt là Quy định) được cơ cấu thành 3 Chương với 18 điều, cụ thể như sau:

1. Chương I. Những quy định chung, bao gồm từ Điều 1 đến Điều 5

Nội dung của Chương I quy định về  Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc xét duyệt hồ sơ, các trường hợp không xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại, trách nhiệm khi nộp hồ sơ đề nghị thành Văn phòng Thừa phát lại.

Về nguyên tắc xét duyệt hồ sơ tại Điều 3 của Quy định quy định cụ thể việc tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng quy định của pháp luật. Việc xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện trên cơ sở Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện (sau đây được viết tắt là Đề án thành lập Văn phòng) và các tài liệu chứng minh kèm theo.

Bên cạnh đó, tại Điều 5 của Quy định cũng đã quy định trách nhiệm nộp hồ sơ của Thừa phát lại cụ thể như sau: Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng nộp về Sở Tư pháp (Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Tây Ninh) theo thông báo của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh; nộp kèm các giấy tờ chứng minh về những nội dung trình bày trong Đề án thành lập Văn phòng; nộp lệ phí theo quy định.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc tiếp nhận và xét duyệt đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan, đúng quy định của pháp luật; việc xét duyệt được thực hiện trên cơ sở của Đề án thành lập Văn phòng Thừa phát lại và các tài liệu chứng minh kèm theo Đề án; trách nhiệm của Thừa phát lại là phải nộp các tài liệu kèm theo để chứng minh cho các nội dung trong Đề án mình đã xây dựng; điểm của Đề án được tính trên cơ sở các tài liệu chứng minh kèm theo.

2. Chương II. Quy định về tiêu chí và số điểm của tiêu chí, được cơ cấu từ Điều 6 đến Điều 11.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 thì hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lạiđược tính điểm tốt đa khi có  03 Thừa phát lại, 03 thư ký nghiệp vụ, 01 nhân viên kế toán, 01 nhân viên lưu trữ, 01 nhân viên công nghệ thông tin. Đồng thời, theo quy định tại Điều 7 của Quy định thì hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại được xét duyệt trên 03 nhóm tiêu chí với tổng số điểm là 100 điểm, bao gồm: tiêu chí về tổ chức nhân sự là 59 điểm; tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị là 31 điểm; các tiêu chí khác là 10 điểm. Các nhóm tiêu chí này đã được cụ thể hóa chi tiết, cụ thể từ Điều 8 đến Điều 10 của Quy định.

Nhằm đảm bảo tính công bằng, chặt chẽ và tránh trường hợp trong cùng một lần xét duyệt hồ sơ một Thừa phát lại, một Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại, một nhân sự phụ trách kế toán, công nghệ thông tin, lưu trữ có tên trong nhiều Đề án đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại thì tại Điều 11 của Quy định đã quy định nếu thuộc vào các trường hợp nêu trên thì sẽ không được tính điểm trong hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại.

3. Chương III, quy định cách thức xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại, được cơ cấu từ Điều 11 đến Điều 15

Trong Chương này, quy định các nội dung về thông báo, tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại; thành lập tổ xét duyệt hồ sơ, chấm điểm hồ sơ và xét chọn hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 thì hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng được chọn là hồ sơ có số điểm cao nhất trong số các hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng trong một đơn vị hành chính cấp huyện và phải đạt tối thiểu từ 65 điểm trở lên trên tổng số 100 điểm và điểm của mỗi nhóm tiêu chí quy định tại Điều 7 của Quy định phải đạt từ 50% số điểm trở lên. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 15 đã quy định cụ thể về thứ tự ưu tiên khi tiến hành xét chọn hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại trong trường hợp có nhiều hồ sơ có số điểm cao nhất bằng nhau trong một đơn vị hành chính cấp huyện; tại khoản 4 Điều 15 quy định cụ thể cách xử lý trường hợp hết thời hạn nộp hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng theo thông báo của Ủy ban nhân dân tỉnh mà chỉ có một trường hợp nộp hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng trong một đơn vị hành chính cấp huyện.

4. Chương IV, quy định tổ chức thực hiện, cơ cấu từ Điều 16 đến Điều 17

Chương IV, quy định về thay đổi địa chỉ trụ sở hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại, tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành.

Tại Điều 16 của Quy định quy định Văn phòng thừa phát lại được thay đổi địa chỉ trụ sở hoạt động khi đảm bảo đạt được 70% số điểm theo tiêu chí quy định tại Điều 9 của Quy định. Sở Tư pháp thực hiện việc thẩm định, chấm điểm hồ sơ đề nghị thay đổi địa chỉ trụ sở hoạt động của Văn phòng; cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng khi thay đổi địa chỉ trụ sở theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thay đổi địa chỉ trụ sở hoạt động của Văn phòng.

Bên cạnh đó tại Điều 17 của Quy định giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện Quy định tiêu chí và cách thức xét duyệt hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh./.

                                                                   Nguyễn Thị Thu Trang

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay3,214
  • Tháng hiện tại118,454
  • Tổng lượt truy cập4,707,090
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây