Kết quả rà soát nhận diện đầy đủ các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ, dài hạn của đại dịch COVID-19

Thứ ba - 18/05/2021 23:00

Đọc bằng audio

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới, hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và đời sống nhân dân.

Ngay khi có dịch bệnh bùng phát, trên cơ sở chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Tây Ninh và cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, cùng với sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân đã tạo thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 một cách chặt chẽ, kịp thời.

Việc thi hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được thực hiện đúng quy định pháp luật. Qua công tác rà soát và tổ chức thi hành pháp luật cho thấy một số những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật trên một số lĩnh vực như sau:

Một là: Các chính sách về hỗ trợ cho doanh nghiệp, đầu tư, tài chính, đất đai theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Đất đai …và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành phát sinh nhiều nội dung không phù hợp với thực tiễn do ảnh hưởng, tác động của đại dịch COVID-19 như tình trạng khó khăn về vốn, phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư, khan hiếm nguồn nhân lực do giãn cách xã hội.

Hai là: Các chính sách về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất nhập khẩu... và các Nghị định hướng dẫn thi hành phát sinh nhiều nội dung không phù hợp với tình hình hiện nay do ảnh hưởng, tác động của đại dịch COVID-19 nhất là việc miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế, thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa của các doanh nghiệp nên có thể làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ba là: Các quy định về chính sách an sinh xã hội, bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp, tiền lương theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm….và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành không phù hợp với tình hình thực tiễn xã hội hiện nay do ảnh hưởng, tác động bởi đại dịch COVID-19 như là tình trạng thất nghiệp, mất việc làm, mất thu nhập, bảo hiểm xã hội của người lao động.

Thông qua công tác rà soát và tổ chức thi hành pháp luật, UBND tỉnh Tây Ninh kiến nghị, đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế, vướng mắc các quy định của pháp luật do tác động của đại dịch COVID-19 như sau:

Thứ nhất: Đối với các quy định về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần tiếp tục được thực hiện theo hướng tập trung hơn, đúng đối tượng và thực chất hơn, theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Cần có chọn lọc, phân loại ngành nghề để hỗ trợ, trên cơ sở đánh giá, khảo sát nhanh tác động của dịch COVID-19 đến ngành, nghề cụ thể và có điều kiện, tiêu chí. Cần tránh hiện tượng trục lợi chính sách hỗ trợ.

Thứ hai: Đối với nhóm các chính sách an sinh xã hội như chi trả bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ người bị tạm thời ngưng việc, trợ cấp cho người nghèo, người bị mất kế sinh nhai,… cần phải được ưu tiên hàng đầu về nguồn lực và thực hiện nhanh chóng, đặc biệt là tình hình bệnh dịch tái bùng phát trong nước. Các chính sách hỗ trợ cần phải bao phủ được những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương - người lao động trình độ thấp và lao động trong khu vực phi chính thức khi họ chiếm một tỷ lệ lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất, tốc độ suy giảm thu nhập nhanh nếu kinh tế rơi vào suy thoái.

Liên quan đến bảo hiểm tự nguyện, nên nghiên cứu cho phép doanh nghiệp sử dụng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp trong việc đào tạo kỹ năng cho người lao động trong thời gian giãn việc, nghỉ việc để nâng cao trình độ cho người lao động, mặt khác giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuyển dụng khi doanh nghiệp hoạt động bình thường trở lại. Đồng thời, người lao động, dù tạm thời chưa có việc làm, nên được phép tiếp tục duy trì tham gia bảo hiểm xã hội, từ đó được bảo đảm các quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Thứ ba: Đối với chính sách thuế, tác động của các gói hỗ trợ gia hạn nộp thuế và tiền thuế đất hiện nay là rất nhỏ. Cần bổ sung thêm chính sách về thuế cho doanh nghiệp và bổ sung đối tượng gia hạn để doanh nghiệp đỡ khó khăn về thanh toán chi phí.

Cần xem lại chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp vì đa phần các doanh nghiệp đang gặp khó khăn hoặc đứng trước nguy cơ phá sản là do gánh nặng chi phí mà hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là không phù hợp với họ. Chỉ có số ít doanh nghiệp tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là được hưởng lợi từ chính sách này. Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là một phương thức hỗ trợ chưa đúng cách, làm lãng phí nguồn lực, đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng trong cộng đồng doanh nghiệp và khiến môi trường kinh doanh xấu đi. Việc giãn, giảm thuế chỉ nên áp dụng đối với thuế giá trị gia tăng thì đối tượng được hưởng sẽ nhiều hơn.

                                                                         Phòng XDKT&QLTTPL              

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay173
  • Tháng hiện tại84,207
  • Tổng lượt truy cập5,901,679
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây