Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII Vai trò của địa phương trong cải thiện Chỉ số GII

Thứ năm - 13/05/2021 15:00

Đọc bằng audio

1. Giới thiệu về Chỉ số GII

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index thường được viết tắt là GII) là một bộ công cụ đánh giá, xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) của các quốc gia hoặc nền kinh tế, được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) phối hợp với Trường kinh doanh INSEAD, Pháp và Đại học Cornell, Hoa Kỳ) xây dựng lần đầu tiên vào năm 2007 và liên tục hoàn thiện nhằm có được một bộ công cụ đo lường hệ thống ĐMST ở cấp quốc gia hoặc nền kinh tế. Bộ công cụ đo này được cho là tốt hơn, phong phú và xác đáng hơn so với các thước đo ĐMST truyền thống như số lượng các bài báo nghiên cứu được công bố, số đăng ký bằng sáng chế hay chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D).

Trong phương pháp GII, ĐMST được hiểu theo nghĩa rộng, theo đó không chỉ là đổi mới sáng tạo dựa trên R&D mà còn là những ĐMST về tổ chức, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật của người dân … Với cách tiếp cận này, GII được tích hợp từ số đo (được quy chuẩn) của 7 trụ cột lớn, mỗi trụ cột lớn được tích hợp từ số đo của 3 trụ cột nhỏ, mỗi trụ cột nhỏ lại bao gồm từ 2 đến 5 chỉ số thành phần, tổng thể có khoảng 70 - 80 chỉ số, thay đổi tùy từng năm. Năm 2016 có 82 chỉ tiêu thành phần; năm 2017 có 81 chỉ số thành phần; năm 2018 có 80 chỉ số thành phần; năm 2020 có 80 chỉ số thành phần.

Các điểm số, xếp hạng của mỗi năm phản ánh vị trí tương đối của quốc gia/nền kinh tế trên cơ sở khung lý thuyết, các dữ liệu được sử dụng, và tổng thể các quốc gia được chọn tham gia xếp hạng của năm đó, đồng thời phản ánh thay đổi của chỉ số nội hàm và sự sẵn có của dữ liệu.

Thành phần Chỉ số năng lực đổi mới sáng tại gồm 07 chỉ số thành phần sau:

STTChỉ sốChỉ số thành phần
1Thể chế- Môi trường chính trị; môi trường pháp lý; môi trường kinh doanh;
2Nguồn lực và nghiên cứu- Giáo dục; giáo dục đại học; nghiên cứu phát triển;
3Cơ sở hạ tầng - Công nghệ thông tin; cơ sở hạ tầng chung; bền vững sinh thái.
4Trình độ phát triển của thị trường Tín dụng; đầu tư, thương mại, cạnh tranh, quy mô thị trường.
5Trình độ phát triển của kinh doanhLao động có kiến thức; Liên kết sáng tạo; Hấp thu tri thức.
6Sản phẩm kiến thức và công nghệSáng tạo tri thức; tác động của tri thức; lan tỏa tri thức.
7Sản phẩm sáng tạoTài sản vô hình; sản phẩm và dịch vụ sáng tạo; sáng tạo trực tuyến.

2. Vai trò của địa phương trong cải thiện Chỉ số GII

Hệ thống các chỉ số ĐMST của địa phương đóng vai trò quan trọng vào việc bổ sung cho hệ thống chỉ số ĐMST ở cấp quốc gia, cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Vai trò của chỉ số ĐMST tại địa phương thể hiện như sau:

Thứ nhất: Việc cải thiện hệ thống các chỉ số ĐMST của địa phương góp phần hình thành các chính sách đổi mới tại địa phương, thúc đẩy việc hiện đại hóa và đa dạng hóa cơ cấu kinh tế tại địa phương.

Thứ hai: Hệ thống chính sách đổi mới sẽ thúc đẩy hỗ trợ các hoạt động sáng tạo, phát triển các nhóm doanh nghiệp ĐMST của địa phương và của cả các khu vực khác./.

Phương Loan 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,875
  • Tháng hiện tại91,702
  • Tổng lượt truy cập5,795,109
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây