Vấn nạn giấy tờ giả

Thứ năm - 06/09/2018 17:00

Đọc bằng audio

Hiện nay vấn nạn giấy tờ giả đang trở nên đáng báo động trong các giao dịch công chứng; đã xuất hiện nhiều trường hợp sử dụng giấy tờ, tài liệu giả hoặc mạo danh người khác ký tên trên hợp đồng, giao dịch liên quan đến các tài sản như nhà ở, quyền sử dụng đất... có giá trị lớn, tại các tổ chức hành nghề công chứng để lừa đảo. Điều này gây bất an cho các công chứng viên, cũng là nỗi ám ảnh cho người dân khi thực hiện giao dịch vì họ rất dễ trở thành nạn nhân.

Các loại giấy tờ giả nhằm mục đích giả mạo bên bán (vợ hoặc chồng), giả mạo bên mua, giả mạo người thân trong gia đình. Từ giả mạo đơn giản đến giả mạo tinh vi với nhiều loại giấy tờ như CMND, hộ chiếu, giấy chủ quyền nhà đất, chứng nhận kết hôn.... 

Qua tìm hiểu các thông tin liên quan đến nghề Công chứng, Phòng công chứng số 1 trích lại các cách nhận diện Giấy tờ giả trong bài viết "Bốn cách nhận diện giấy tờ giả" đăng trên Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (PLO) của Tác giả Kim Phụng ghi nhận tại Hội nghị về các giải pháp phòng ngừa, xử lý tình trạng giả mạo trong hoạt động công chứng, chứng thực tổ chức tại Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh.

Một là kiểm tra thật kỹ giấy tờ được xuất trình để nhận ra điều bất thường.

Ví dụ: Xem độ cũ, mới của các loại giấy tờ, nếu giấy được cấp đã khá lâu mà các nét mực còn mới; chất liệu giấy quá dày, nặng hơn bình thường; các chi tiết in trên giấy hơi xấu, có khi sai lỗi chính tả; có dấu hiệu cố tình bôi bẩn cho khó nhận biết, các dấu mộc chìm, nổi đều có điểm sai; chữ ký không liền nét (do sử dụng máy scan); 

Ngoài ra, khi tiếp nhận giấy tờ, cũng cần lưu ý một số thủ đoạn sau :

- Việc tẩy xóa trên giấy tờ (bằng hóa chất hoặc bằng cơ học): Nếu bằng cơ học thì thường "lộ" nhược điểm tại nơi tẩy xóa mất độ bóng láng cần thiết, do có nhiều vết trầy xước; giấy ở chỗ tẩy xóa sẽ mỏng hơn bình thường; nền in ở vị trí tẩy, bao gồm cả dòng kẻ, bị phá hủy; chữ viết chỗ tẩy xóa có khi bị nhòe, độ đậm, nhạt của chữ cũng khác. Nếu là tẩy bằng cơ học thì độ trơn bóng của giấy không tự nhiên, có khi nhợt nhạt, thay đổi màu sắc tại chỗ tẩy xóa; các nét chữ xung quanh vùng tẩy có thể bị mất hoặc thay đổi màu; các nét viết, in sau khi tẩy xóa thường to, đậm, nhòe; trong một số trường hợp, giấy bị co lại, mặt giấy có nhiều nếp nhăn; giấy bị xốp và giòn hơn.

- Xem xét chữ ký và con dấu: Chữ ký giả thường không tự nhiên, lưu loát, đường nét run, gãy, không có mối liên kết các nét, nét bắt đầu và nét kết thúc không sắc gọn… Đối với con dấu, nếu dấu giả khoảng cách giữa các vành thường không đều; đường nét không liên tục, tự nhiên; nét chữ không thẳng; kiểu chữ không đúng quy cách; bố cục các dòng chữ, hình vẽ không cân đối; các chi tiết như quốc huy, quốc hiệu khó thể hiện đầy đủ nên thường hay đọng mực, mờ nhòe…

Bên cạnh đó, mỗi công chức tiếp nhận hồ sơ còn phải có những kiến thức nhất định để có cơ sở nhận biết: Thời điểm cấp các loại giấy tờ, đặc điểm riêng của từng loại giấy, hình con dấu, người có thẩm quyền ký ở từng giai đoạn của một số cơ quan cấp giấy.

Hai là tăng cường "tìm hiểu" hỏi đối tượng.

Nếu phát hiện có điều bất thường hoặc nghi ngờ, công chức tiếp nhận hồ sơ hỏi một số chi tiết trên giấy tờ, văn bản và một số chi tiết có liên quan, đồng thời quan sát thái độ, hành vi của đối tượng.

Ba là cần trang bị "công cụ hỗ trợ" cho công chức tiếp nhận hồ sơ chứng thực.

Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ trình độ cao như sử dụng các máy soi, kính lúp để phóng đại quan sát các chi tiết trên giấy tờ, văn bản (mộc giả khi nhìn vào sẽ thấy chữ in trên mộc có những răng cưa còn thật thì không, hình quốc huy nếu giả thì rất nhạt, mất một số chi tiết còn thật thì trông rất nét) cũng mang đến một số hiệu quả nhất định trong việc phòng ngừa.

Bốn là liên hệ các cơ quan, tổ chức nơi cấp giấy tờ, văn bản để xác minh.

Khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ thì công chức tiếp nhận hồ sơ chủ động liên hệ, yêu cầu cơ quan, tổ chức nơi cấp giấy tờ, văn bản hoặc cá nhân có liên quan cung cấp những thông tin cần thiết để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực.

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh các Phòng Công chứng trực thuộc Sở Tư pháp và các Văn phòng công chứng hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp đã góp phần giúp đỡ cho người dân thuận tiện rất nhiều trong các giao dịch, giảm tải cho tư pháp nhà nước. Tuy nhiên với tình trạng giấy tờ, tài liệu giả hoặc mạo danh người khác ký tên trên hợp đồng, giao dịch liên quan đến các tài sản đang là vấn đề đáng báo động thì các Công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cần phải cảnh giác nhiều hơn để tránh gây ra thiệt hại cho người dân, bất ổn cho xã hội, làm mất lòng tin, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan hành chính công quyền.

(Bài viết mang tính sưu tầm và tham gia ý kiến xây dựng nghề Công chứng)

                                                                                 KIM NHUNG (st)

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay3,197
  • Tháng hiện tại114,184
  • Tổng lượt truy cập5,540,380
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây