Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Thứ năm - 27/09/2018 15:00

Đọc bằng audio

Thực hiện trách nhiệm ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 4/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, ngày 10/3/2018, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BTP quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với một số nội dung sau:

1. Về đối tượng áp dụng Bộ tiêu chí: Thông tư quy định 02 đối tượng áp dụng Bộ tiêu chí là: Bộ, cơ quang ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Về thành phần Bộ tiêu chí: Bộ tiêu chí bao gồm 05 nhóm tiêu chí, cụ thể như sau:

- Nhóm tiêu chí thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 30 điểm).

- Nhóm tiêu chí triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 20 điểm).

- Nhóm tiêu chí về các điều kiện bảo đảm thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 20 điểm).

- Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả tác động của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với xã hội (tối đa 20 điểm).

- Nhóm tiêu chí khác (tối đa 10 điểm).

3.  Về ký đánh giá: Việc đánh giá, chấm điểm, xếp loại hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện định kỳ 02 năm một lần. Thời điểm ấn định các thông tin, số liệu để đánh giá, chấm điểm, xếp loại là ngày 31 tháng 12 của năm thứ hai tính từ thời điểm đánh giá kỳ trước; mốc thời gian để tính kỳ đầu đánh giá là ngày 31 tháng 12 năm 2018

4. Về tổ chức đánh giá:

Kết thúc kỳ đánh giá, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tự đánh giá, chấm điểm toàn bộ các nhóm tiêu chí, chỉ tiêu theo Thông tư này và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá, chấm điểm về Bộ Tư pháp để đánh giá, chấm điểm, xếp loại. Điểm số tự đánh giá được tính hệ số 1.

Căn cứ kết quả tự đánh giá, chấm điểm của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và kết quả theo dõi, quản lý, kết quả kiểm tra, khảo sát, tọa đàm và các nguồn thông tin hợp pháp khác, Bộ Tư pháp tổ chức việc đánh giá, chấm điểm từng nhóm tiêu chí trong nội dung Bộ Tiêu chí. Điểm số do Bộ Tư pháp đánh giá được tính hệ số 2.

Tổng số điểm làm căn cứ để Bộ Tư pháp xếp loại hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được tính theo công thức: Tổng số điểm đạt được = (Điểm số tự chấm *1 + Điểm số do Bộ Tư pháp chấm * 2)/3.

5. Về xếp loại:

Tổng số điểm đạt được và mức xếp loại như sau:

- Tổng số điểm đạt được từ 90 điểm trở lên: Xếp loại xuất sắc;

- Tổng số điểm đạt được từ 80 điểm đến 90 điểm: Xếp loại tốt;

- Tổng số điểm đạt được từ 70 điểm đến 80 điểm: Xếp loại khá;

- Tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến 70 điểm: Xếp loại trung bình;

- Tổng số điểm đạt được dưới 50 điểm: Xếp loại yếu.

6. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện Thông tư này được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành

7. Về hiệu lực thi hành

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Phòng PBGDPL

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay1,760
  • Tháng hiện tại91,587
  • Tổng lượt truy cập5,794,994
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây