Quyền và bổn phận của trẻ em được quy định trong Luật trẻ em 2016

Thứ tư - 13/07/2016 12:00

Đọc bằng audio

1420866449_treemlamonquavogia.jpg

Luật trẻ em được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05/4/2016 (thay thế Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004) và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2017.

Trên cơ sở Hiến pháp 2013 và Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Luật Trẻ em 2016 đã quy định 25 nhóm quyền của trẻ em, cụ thể: Quyền sống; quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được chăm sóc sức khỏe; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; quyền vui chơi, giải trí; quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền về tài sản; quyền bí mật đời sống riêng tư; quyền được sống chung với cha, mẹ; quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy; quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp; quyền của trẻ em khuyết tật; quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn.

So với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì Luật Trẻ em lần này tăng thêm 15 quyền. Một trong những quyền mới được bổ sung được mọi người rất quan tâm và dư luận đồng tình, đó là quyền bí mật đời sống riêng tư. Đây là quyền bất khả xâm phạm theo Hiến pháp 2013. Quyền riêng tư của trẻ em được quy định rõ ràng trong luật pháp quốc tế như: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966; Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989. Điều 21 Luật Trẻ em 2016 của Việt Nam có quy định về Quyền bí mật đời sống riêng tư: "Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư".

Bên cạnh các quyền nêu trên thì Luật Trẻ em cũng quy định 05 bổn phận của trẻ em đối với gia đình, nhà trường, cộng đồng, đất nước và chính bản thân các em phù hợp với chế định về nghĩa vụ công dân của Hiến pháp năm 2013, Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng và phù hợp với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng con người Việt Nam trong bối cảnh mới.

Một quy định rất mới về bổn phận của trẻ em đó là bổn phận với chính bản thân mình được quy định tại Điều 41 của Luật Trẻ em: " 1. Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân; 2. Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể; 3. Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang; 4. Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác; 5. Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân".

Kim Hương

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay2,194
  • Tháng hiện tại76,018
  • Tổng lượt truy cập6,004,858
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây