Ngày 25/11/2013, Luật Tiếp công dân 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.
Tiếp công dân là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước và của cá nhân được cơ quan Nhà nước phân công thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân, Nhà nước đã quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tiếp công dân, đồng thời cũng quy định người tiếp công dân được từ chối tiếp trong các trường hợp:
- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2014/TT-TTCP, ngày 31/10/2014 quy định quy trình tiếp công dân: khi từ chối tiếp công dân, người tiếp công dân phải giải thích cho công dân được biết lý do. Trong trường hợp vụ việc đã được giải quyết đúng pháp luật có thông báo bằng văn bản và được giải thích, hướng dẫn nhưng công dân cố tình khiếu nại, tố cáo dài thì người tiếp công dân ra Thông báo từ chối tiếp công dân.
Phòng PBGDPL
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn