Đôi điều về năng lực và đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên

Thứ tư - 12/12/2018 15:00

Đọc bằng audio

Như đã biết, đặc trưng nổi bật và khác biệt nhất của công chứng viên so với những người hành nghề khác là khi được Nhà nước tin tưởng, bổ nhiệm để trao cho một phần quyền lực công của Nhà nước (thực hiện dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm) nhằm thực hiện chức năng chính là chứng nhận tính xác thực, tính chính xác, tính hợp pháp và tính phù hợp với đạo đức xã hội của các hợp đồng, văn bản giao dịch dân sự hoặc các giấy tờ dân sự khác. Qua đó, chính công chứng viên sẽ làm cho các văn bản, giấy tờ này  có hiệu lực pháp luật như các văn bản của Nhà nước ban hành ra, được nhân dân và Nhà nước thừa nhận. Đồng thời, với chức năng nói trên của mình, hành vi của công chứng viên còn được toàn bộ xã hội nhìn nhận như một chuẩn mực về sự đúng đắn, đặt vào đó một sự tin cậy rất cao nếu như không muốn khẳng định gần như là tuyệt đối. Chính vì những lý do nêu trên mà vấn đề năng lực và đạo đức của công chứng viên luôn luôn phải được đặt lên hàng đầu trong tất cả các quy định về công chứng viên nói riêng và các quy định về công chứng nói chung để đáp ứng được những kỳ vọng lớn lao đó của người dân và của xã hội. Với các nước có nền pháp luật lâu đời và phát triển thì đội ngũ công chứng viên của họ đã gần như khẳng định được vị thế chắc chắn, uy tín rất cao trong giới những người hành nghề pháp luật và trong lòng xã hội. Còn đối với nước ta, một đất nước đang phát triển, có lịch sử pháp luật chưa dài, ý thức pháp luật của người dân chưa cao. Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế thị trường đang phát triển, lĩnh vực công chứng đã chính thức được xã hội hóa, thì cùng với sự phát triển về số lượng, những yêu cầu về chất lượng, mà trong đó yếu tố năng lực và yếu tố đạo đức của các công chứng viên buộc phải đặt ra một cách cấp bách và phải thực thi một cách triệt để.

Nhưng pháp luật nói chung và văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực công chứng nói riêng chưa đáp ứng kịp xu thế phát triển của xã hội. Nên trong các quy định vẫn có nhiều bất cập và có kẻ hở.

Từ đó cách hiểu, cách làm việc của mỗi tổ chức hành nghề công chứng và của mỗi công chứng viên có khi khác nhau. Trong đó một số công chứng viên lạm dụng kẻ hở của pháp luật để thực hiện việc công chứng sai pháp luật. Đây là yếu tố liên quan đến đạo đức hành nghề của công chứng viên.

Tuy lĩnh vực công chứng đã có nhiều văn bản quy định khá đầy đủ về mặt hình thức đối với điều kiện, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng công chứng viên. Ngoài ra, còn có nhiều văn bản quy phạm hướng dẫn thực hiện khác mà đặc biệt là Thông tư số 11/2012/TT-BTP do Bộ Tư pháp ban hành ngày 30/10/2012 chỉ để quy định riêng về "Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng". Thông tư này bao gồm nhiều nội dung quy định về đạo đức hành nghề của công chứng viên. Tuy nhiên, từ quy định cho đến kết quả thực thi là một khoảng cách còn khá lớn. Biểu hiện trên thực tế là, cho đến hiện tại, những sai phạm xuất phát từ cả năng lực của công chứng viên lẫn sai phạm về đạo đức hành nghề của công chứng viên vẫn còn rất nhiều và có biểu hiện ngày càng tinh vi hơn, thậm chí nhiều trường hợp còn lẫn lộn rất khó phân biệt đó là sai phạm về năng lực hay về đạo đức hành nghề công chứng, khó phân biệt đó là sai phạm do vô ý hay cố ý của công chứng viên.

Xin trích dẫn một ý kiến khách quan của một người yêu cầu công chứng như sau: "làm người công chứng viên phải thật sự khách quan, trung thực, không thiên vị, không vì lợi ích cá nhân, vì sự quen thân làm ảnh hưởng đến lợi ích người khác, không công chứng hợp đồng, giao dịch có nội dung trái đạo đức xã hội. Công chứng viên phải có đủ năng lực để nắm rõ và giải thích cho người yêu cầu công chứng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với Nhà nước, về quyền được khiếu nại, tố cáo của người yêu cầu công chứng khi tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch hay không?. Những tiêu chuẩn đó không chỉ dừng lại ở việc các văn phòng công chứng tự đánh giá, mà chính những người đi công chứng như chúng tôi cũng sẽ được tham gia đánh giá trực tiếp bằng nhận xét khách quan của mình"

Vì thế Công chứng viên khi thực hiện nhiệm vụ chỉ có năng lực chưa đủ mà còn có phẩm chất đạo đức, phải có tâm. Bởi vì Văn bản công chứng là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phòng ngừa tranh chấp xảy ra. Mặt khác, văn bản công chứng còn tạo ra một chứng cứ xác thực, kịp thời không ai có thể từ chối trừ trường hợp bị tòa tuyên bố vô hiệu. Bên cạnh đó thông qua hoạt động tiếp người yêu cầu công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng phải tích cực tuyên truyền, tư vấn cho cá nhân, tổ chức những quy định của pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật cho người dân./.

                                               CCV Phòng Côgn chứng số 1

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay3,220
  • Tháng hiện tại78,412
  • Tổng lượt truy cập5,895,884
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây