Người có hành vi chống người thi hành công vụ bị thông báo về chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi học tập, làm việc

Thứ ba - 07/01/2014 15:55

Đọc bằng audio

Ngày 17/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 208/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Nghị định gồm 04 chương và 18 Điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2014.

Theo đó, việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:

1. Tuân thủ quy định của pháp luật; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Lấy phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi chống người thi hành công vụ.

3. Thận trọng, linh hoạt trong ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản do hành vi chống người thi hành công vụ gây ra.

Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong Nghị định gồm:

1. Đối với người thi hành công vụ:

a) Vi phạm trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong khi thi hành công vụ;

b) Tham nhũng, tiêu cực, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực trong khi thi hành công vụ;

c) Vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; vi phạm các quy định về nổ súng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người khác và sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ;

đ) Lợi dụng việc thi hành công vụ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc vì mục đích cá nhân khác;

e) Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

2. Đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho người thi hành công vụ:

a) Giao nhiệm vụ cho người thi hành công vụ không đúng thẩm quyền;

b) Yêu cầu người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ trái quy định của pháp luật;

c) Bao che, không xử lý hoặc xử lý không nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm của người thi hành công vụ;

d) Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

3. Đối với tổ chức, cá nhân khác:

a) Không chấp hành các quy định của pháp luật; không chấp hành sự điều hành, hướng dẫn, yêu cầu của người thi hành công vụ; chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ;

b) Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, tín ngưỡng, tôn giáo để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác chống người thi hành công vụ;

c) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người thi hành công vụ; xâm hại tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của lực lượng thi hành công vụ;

d) Các hành vi khác nhằm chống người thi hành công vụ.

Người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ được hưởng các chế độ, chính sách sau:

1. Người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

2. Trường hợp người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ mà bị thương hoặc hy sinh thì được xem xét, công nhận là thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh hoặc được công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

 

Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa hành vi chống người thi hành công vụ gồm:

1. Phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng thực thi pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân và các thành viên thuộc cơ quan, tổ chức, địa phương mình.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, quy trình, quy chế, kế hoạch công tác cụ thể đối với từng lĩnh vực, địa bàn, đối tượng; phải dự kiến các tình huống có thể xảy ra và biện pháp, cách thức, trình tự giải quyết.

3. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp phương pháp vận động, thuyết phục, kỹ năng sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dụng và kỹ năng phòng vệ chính đáng, xử lý tình huống khi có hành vi chống người thi hành công vụ; rèn luyện lễ tiết, tác phong, thái độ đúng mực của người thi hành công vụ trong khi thực thi nhiệm vụ.

Các biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ gồm:

1. Giải thích cho người có hành vi vi phạm biết rõ là họ đã vi phạm pháp luật và yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm đó.

2. Cưỡng chế người có hành vi vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm và chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ.

3. Bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ; khám người, phương tiện vi phạm; tước bỏ, vô hiệu hóa hung khí, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

4. Trường hợp tập trung đông người chống người thi hành công vụ thì tiến hành các biện pháp vận động, thuyết phục đối tượng chấm dứt hành vi vi phạm; trường hợp cần thiết phải tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng nhằm giải tán đám đông; ngăn chặn, bao vây, khống chế, cô lập, bắt giữ đối tượng cầm đầu, tổ chức, xúi giục.

5. Trong trường hợp cần thiết, cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ tấn công người thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ.

6. Việc xử lý người có hành vi chống người thi hành công vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, đơn vị Công an, Quân đội, Kiểm lâm, Hải quan và các cơ quan, tổ chức, lực lượng thực thi công vụ khác có trách nhiệm tổ chức tuần tra, kiểm soát trên phạm vi lĩnh vực, tuyến, địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

Các cơ quan, tổ chức quản lý người thi hành công vụ có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của lực lượng thực thi công vụ. Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh việc thực thi nhiệm vụ và chấp hành pháp luật, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ.

Sau khi xử lý vi phạm đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ, cơ quan đã ra quyết định xử lý vi phạm có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản đến chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm học tập, làm việc để có biện pháp phòng ngừa, quản lý, giáo dục./.

 

AT

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay301
  • Tháng hiện tại52,521
  • Tổng lượt truy cập4,641,157
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây