Kết quả thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2013

Thứ ba - 07/01/2014 15:25

Đọc bằng audio


Nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về phòng, chống tham nhũng, đồng thời cụ thể hóa các hoạt động để thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; việc phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) về phòng, chống tham nhũng của các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh trong năm 2013 đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về phòng, chống tham nhũng; thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tập trung triển khai sâu rộng các hình thức, biện pháp thiết thực, hiệu quả, kế thừa những kết quả và khắc phục những hạn chế của công tác PBGDPL về phòng, chống tham nhũng đã thực hiện tại địa phương; gắn việc PBGDPL về phòng, chống tham nhũng và Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng với phổ biến việc thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng và kết hợp với các chương trình, đề án khác có liên quan trong quá trình thực hiện Đề án này.

Trong năm 2013, các cấp, ngành đã tổ chức biên soạn, phát hành các tài liệu tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân, cập nhật các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, thiết thực phục vụ yêu cầu phòng, chống tham nhũng của địa phương. Sở Tư pháp, cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh đã chủ động biên soạn Đề cương giới thiệu Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012 và tài liệu Hỏi – đáp Luật. Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã tổ chức in ấn cấp phát 33.200 tài liệu cho đại biểu trong các Hội nghị, đội ngũ Báo cáo viên pháp luật và Báo cáo viên Công đoàn các cấp.

Tiếp tục xây dựng mô hình điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Trong năm 2013, các cấp, ngành, địa phương đã tổ chức 5.822 cuộc tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho 81.239 lượt cán bộ và nhân dân tham dự. Tổ chức giảng dạy pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong hệ thống giáo dục quốc dân của tỉnh, ở cấp Trung học phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12 là 06 tiết; ở hệ Trung cấp chuyên nghiệp là 04 tiết trong môn học pháp luật và bổ sung 02 bài học về phòng chống tham nhũng; Cao đẳng Sư phạm là 05 tiết; Cơ sở giáo dục liên kết đào tạo Cao đẳng – Đại học chuyên về luật là 15 tiết.

100% cơ quan, đơn vị, UBND các cấp thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí tại trụ sở làm việc; tổ chức đường dây nóng (bằng điện thoại và email), bố trí cán bộ thường trực để tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của người dân.

Tiếp tục duy trì “Nhóm nòng cốt” gồm 481 nhóm với 2.989 thành viên là các cá nhân gương mẫu, am hiểu pháp luật, được nhân dân tín nhiệm bầu giữ các chức vụ quan trọng như trưởng ấp, tổ trưởng dân phố, các chi hội trưởng, phó các tổ chức đoàn thế xã hội được xây dựng theo Đề án 02 "Xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư" thuộc Chương trình hành động quốc gia PBGDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 để làm lực lượng tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho nhân dân địa phương và vận động nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng. Thông qua Mặt trận và các tổ chức thành viên, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đã giám sát trên 233 vụ việc góp phần phòng, chống tham nhũng tại địa phương. Trong năm 2013, Sở Tư pháp và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã phối hợp tổ chức 03 lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến pháp luật phòng, chống tham nhũng cho “Nhóm nòng cốt” với 750 người tham dự.

 

Bên cạnh đó, tại địa bàn huyện Hòa Thành đã chọn 12/12 cơ quan thuộc UBND huyện và 8/8 xã, thị trấn làm mô hình điểm tuyên truyền trực tiếp pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

 

UBND tỉnh và UBND các huyện, thị đã tổ chức Hội nghị triển khai pháp luật ở 02 cấp tỉnh và huyện những văn bản pháp luật có hiệu lực trong năm 2013, trong đó có Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng, chống tham nhũng. Sau Hội nghị triển khai ở cấp tỉnh và huyện, các Sở, ban, ngành, đoàn thể ở cấp tỉnh; UBND cấp huyện và cấp xã triển khai pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị và nhân dân địa phương. Nội dung triển khai gồm: Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành; tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại địa phương…

 

Tổ chức thực hiện hưởng ứng “Ngày pháp luật” (ngày 09 tháng 11), việc tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ và nhân dân được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Tổ chức Hội nghị triển khai; tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; tổ chức tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng...

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh cấp huyện và Loa Truyền thanh cấp xã; pháp luật về phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012 được giới thiệu, phổ biến một cách sâu rộng đến toàn thể cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Chuyên mục “Pháp luật với đời sống” được thực hiện 12 kỳ/ mỗi chuyên mục phát trên Đài Phát thanh – Truyền hình và 24 kỳ/ trên mỗi chuyên mục trên sóng phát thanh giới thiệu các văn bản pháp luật mới và tình hình chấp hành pháp luật tại địa phương; chuyên mục “Trả lời thư bạn xem Đài” đã trả lời 72 thư thắc mắc của người dân về các lĩnh vực pháp luật. Trang “Dân chủ và pháp luật” trên Báo Tây Ninh với các chuyên mục: tư vấn pháp luật, hỏi đáp pháp luật, đúng hay sai, ý kiến người dân, bạn đọc viết... tiếp tục thông tin pháp luật đến với bạn đọc, đặc biệt là những vấn đề mà nhân dân địa phương đang quan tâm, thực hiện tư vấn pháp luật, đưa ra các tình huống pháp lý và ý kiến của bạn đọc bình luận về các tình huống đó. Các Đài Truyền thanh cấp huyện và Trạm Truyền thanh cấp xã cũng đã tăng cường tuyên truyền tài liệu Hỏi – đáp Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012 và thông tin, tuyên truyền những điểm mới của Luật đến với cán bộ và nhân dân địa phương.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị còn triển khai thực hiện Đề án dưới các hình thức khác như: Thực hiện công khai minh bạch và đúng quy định của Nhà nước trong mua sắm tài sản công, xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản, đấu thầu mua sắm thiết bị, kê khai tài sản của cán bộ, công tác tổ chức cán bộ; công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách Nhà nước; tổ chức cho cán bộ, công chức tham gia giám sát việc quản lý và sử dụng kinh phí, tài sản công của cơ quan; thực hiện tốt việc hướng dẫn thủ tục hành chính trong khâu nhận đơn khởi kiện, đơn khiếu nại, tố cáo của công dân.

Bên cạnh đó, công tác xét xử các tội phạm về tham nhũng được thực hiện kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để quá hạn luật định (trong năm 2013, ngành Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã đưa ra xét xử 06 vụ/ 07 bị cáo phạm tội tham nhũng) qua đó, góp phần tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng và giáo dục, răn đe phòng ngừa tội phạm tham nhũng.

Nhìn chung, trong năm 2013, việc triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân” tại địa phương đã được các cấp, các ngành tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ, theo đúng với nhiệm vụ được giao và tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú đã góp phần tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng đến với cán bộ và nhân dân địa phương./.

 

Bảo Anh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay48
  • Tháng hiện tại65,713
  • Tổng lượt truy cập5,769,120
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây