Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL tại địa phương cũng còn có một số hạn chế nhất định: (i) Công tác lấy ý kiến trên cổng thông tin điện tử còn mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả. Hơn 90% văn bản quy phạm pháp luật được lấy ý kiến không có ý kiến góp ý; (ii) Một số cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tham mưu văn bản QPPL chưa chủ động lập hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản QPPL dẫn đến một số văn bản chưa được ban hành theo đúng thời gian đăng ký; (iii) Một số cơ quan, đơn vị còn lúng túng trong việc xác định hình thức văn bản cần tham mưu (quy phạm hay cá biệt) nên gặp khó khăn trong quá trình tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản; (iv) Một số cơ quan, đơn vị chưa chủ động rà soát nội dung giao quy định chi tiết trong các văn bản của Trung ương nên chưa chủ động tham mưu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy định chi tiết kịp thời.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên là (i) Một số cơ quan, đơn vị chưa thấy hết được vị trí, vai trò của công tác xây dựng pháp luật nên chưa thực sự quan tâm đến công tác này dẫn tới chất lượng của một số dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở các cơ quan này chưa cao nên phải góp ý, thẩm định nhiều lần mới đủ điều kiện trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; (ii) Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong soạn thảo, ban hành chưa chặt chẽ, hiệu quả, có nhiều cơ quan, đơn vị chỉ phối hợp mang tính hình thức; (iii) Đội ngũ công chức trực tiếp tham mưu xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại các cơ quan được phân công soạn thảo vừa thiếu vừa yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không nắm vững quy trình làm ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian ban hành.
Phương Loan-Phòng XD&PBPL
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn