Trợ giúp viên pháp lý – một chức danh đã được ghi nhận trong các văn bản về tố tụng

Thứ bảy - 02/11/2019 00:00

Đọc bằng audio

Trợ giúp viên pháp lý là một chức danh được quy định trong các văn bản pháp luật, dùng để chỉ về những người thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý là chức danh được quy định những tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể theo Luật Trợ giúp pháp lý, họ là viên chức nhà nước và làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Trước đây, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 ghi nhận người bào chữa bao gồm Luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân. Trong bối cảnh ra đời sau, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 đã ghi nhận chức danh Trợ giúp viên pháp lý là người đại diện hợp pháp để bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý là người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

Tuy nhiên, thực tiễn quá trình triển khai các hoạt động nghiệp vụ tố tụng trong những năm qua, đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý gặp không ít khó khăn xuất phát từ việc tư cách Trợ giúp viên pháp lý chưa được ghi nhận tại văn bản pháp luật về tố tụng. Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp, do đó khi thực hiện các hoạt động tố tụng, Trợ giúp viên pháp lý thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp, do đó có hạn chế hơn so với quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, dẫn đến quá trình tác nghiệp chưa được bảo đảm. Thậm chí, ở một số nơi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có sự nhầm lẫn giữa Bào chữa viên nhân dân với Trợ giúp viên pháp lý. Khi Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho người được trợ giúp pháp lý thì có nhiều người còn bỡ ngỡ với chức danh này.

Do đó, để khắc phục được những hạn chế đó, các văn bản luật về tố tụng đã ghi nhận Trợ giúp viên pháp lý với tư cách là người bào chữa tạo ra sự thống nhất trong quá trình thực hiện về hoạt động trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự, cụ thể:

Tại Điều 72, Điều 83, Điều 84 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định người bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể là: Luật sư, Người đại diện, Bào chữa viên nhân dân,Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 kế thừa Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và 2011 về ghi nhận tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. Đồng thời, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước, của Thẩm phán bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý (Điều 9, Điều 48, Điều 75).

Luật Tố tụng hành chính 2015 đã kế thừa quy định về tư cách tham gia tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 61), đồng thời, ghi nhận Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý (Điều 19), trách nhiệm giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý của Thẩm phán (Điều 38).

Các điều kiện để trở thành Trợ giúp viên pháp lý được quy định tại Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Cụ thể như sau: Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý: Có phẩm chất đạo đức tốt; Có trình độ cử nhân luật trở lên; Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý (thời gian tập sự là 12 tháng); Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý; Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.

Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lập danh sách những người làm việc ở Trung tâm có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 của Luật Trợ giúp pháp lý gửi Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, với những quy định này về ví trị pháp lý, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của người trợ giúp viên pháp lý trong chế định luật trợ giúp pháp lý và các văn bản tố tụng khác sẽ là hành lang, cơ sở pháp lý quan trọng để Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách tốt nhất cho người được trợ giúp pháp lý./.

 

                                                          Trợ giúp viên pháp lý Nguyễn Thị Hiền

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay2,348
  • Tháng hiện tại29,503
  • Tổng lượt truy cập4,999,862
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây