TÓM TẮT ĐÁP ÁN CUỘC THI VIẾT TÌM HIỂU PHÁP LUẬT THÁNG 8.2019 (Chủ đề về quyền dân sự, chính trị)

Thứ năm - 05/09/2019 16:00

Đọc bằng audio

TÓM TẮT ĐÁP ÁN CUỘC THI VIẾT TÌM HIỂU PHÁP LUẬT THÁNG 8.2019

(Chủ đề về quyền dân sự, chính trị)

__________

 

Câu 1. Câu b (Điều 14 Hiến pháp năm 2013).

Câu 2. Câu b (Khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013; Điều 10, Khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015).

Câu 3. Câu b (Khoản 2 Điều 21 Hiến pháp năm 2013; Khoản 1, 3 Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 12, Điều 223 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015).

Câu 4. Câu b (Điều 27 Hiến pháp năm 2013; Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015).

Câu 5. Câu b (Điều 29 Hiến pháp năm 2013; Điều 5 và Khoản 1, 2 Điều 25 Luật Trưng cầu ý dân năm 2015).

Câu 6. * Các quyền dân sự trong Hiến pháp năm 2013 được quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23, 26, 30 (Quyền sống; Quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền không bị tra tấn, truy bức, nhục hình; Quyền bí mật đời tư; Quyền tự do cư trú, đi lại; Quyền bình đẳng giới; Quyền khiếu nại, tố cáo).

* Các quyền chính trị trong Hiến pháp năm 2013 được quy định tại các Điều 5, 6, 24, 25, 42, 27, 28, 29 (Quyền bình đẳng của các dân tộc; Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo; Quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình; Quyền tự do ngôn luận, báo chí; quyền tiếp cận thông tin; Quyền bầu cử, ứng cử và quyền tham gia công việc quản lý nhà nước và xã hội).

Câu 7. Quyền sống được quy định như trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 và trong pháp luật Việt Nam:

* Khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR): "Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 là điều ước quốc tế quan trọng nhất bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị của mọi cá nhân cộng đồng nhân loại, trong đó có quyền sống".

* Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một quyền mới đó là quyền sống, (Điều 19), Điều 14, Điều 48.

 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: cụ thể hóa những trường hợp phạm tội có thể phải chịu án tử hình, tức là tước đi mạng sống con người, ngoài những trường hợp nêu trên, tổ chức, cá nhân phạm tội mà gây thiệt hại đến tính mạng con người thì chịu những chế tài tương ứng (Khoản 1 Điều 40, Điều 78, 79, 80, Khoản 1 Điều 113, từ Điều 123 đến 133 quy định về các tội phạm xâm phạm tính mạng con người và kèm theo đó là chế tài tương ứng (Điểm a khoản 4 Điều 134; Điểm b khoản 2 Điều 135; Khoản 3 Điều 136; Điểm d khoản 3 Điều 154; Điểm c khoản 4 Điều 168; Điểm b khoản 4 Điều 169; Điểm c khoản 4 Điều 171; Điều 186; Điểm g khoản 2 Điều 192; Khoản 1 Điều 277; Điểm a, khoản 2 Điều 277; Khoản 1 Điều 299).

Ngoài ra, trong Bộ luật Hình sự còn rất nhiều quy định, chế tài nhằm bảo vệ quyền sống của con người. Có thể nói, Bộ luật Hình sự là cơ sở pháp lý đầy đủ và cụ thể nhất để Nhà nước, tổ chức, cá nhân tùy theo thẩm quyền căn cứ vào đó mà có những hành động bảo vệ, lên án và trừng phạt những hành vi xâm phạm quyền sống của con người.

Tại Điều 33 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể, tiếp tục khẳng định về quyền sống của một cá nhân, không ai có thể xâm phạm được tính mạng, thân thể, sức khỏe và tước đoạt tính mạng của người khác, đây là một quyền quan trọng nhất mà gắn liền với mỗi cá nhân. 

Câu 8. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình (Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015): Nếu tự ý sử dụng hình ảnh cá nhân, người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Khoản 2 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, có 02 trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó hoặc người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp sử dụng trái phép hình ảnh cá nhân trên mạng internet bị xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015; Điểm e Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13.11.2013 của Chính phủ  quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện,  (Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin); Điểm c, Khoản 1, Điều 10 Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin; Điểm e, Khoản 2 Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản./.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay83
  • Tháng hiện tại88,140
  • Tổng lượt truy cập5,905,612
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây