Kế hoạch thực hiện Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2024 - 2030” tại Sở Tư pháp

Thứ ba - 09/07/2024 08:23

Đọc bằng audio

Thực hiện Kế hoạch số 1429/KH-UBND ngày 16/5/2024 của UBND tỉnh về việc thực hiện Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2024 - 2030” tại Sở như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phát huy sức mạnh của công chức, viên chức, người lao động (CCVC, NLĐ) thuộc Sở trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; từ đó chủ động, tích cực tham gia bằng những hành động và việc làm cụ thể, góp phần thực hiện thành công chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các phòng, đơn vị, đặc biệt vai trò của lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở trong việc chỉ đạo, triển khai Phong trào thi đua, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

2. Yêu cầu

- Nội dung và hình thức thi đua phải thiết thực, hiệu quả nhằm bảo đảm công bằng xã hội về cơ hội học tập và bình đẳng xã hội về điều kiện học tập, bảo đảm mọi CCVC, NLĐ đều được tiếp cận hệ thống giáo dục mở.

- Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng, tạo nên cuộc vận động người người học tập, nhà nhà học tập, ngành ngành học tập, cả nước học tập. Việc đánh giá kết quả Phong trào thi đua phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan và thực hiện lồng ghép các danh hiệu thi đua về xây dựng xã hội học tập với Phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

- Triển khai Phong trào thi đua với nội dung, hình thức phong phú bảo đảm tiết kiệm, chất lượng, hiệu quả, thực chất, đáp ứng yêu cầu thực tin; gắn kết với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác, tránh trùng lặp, chồng chéo trong quá trình tổ chức thực hiện; phát huy được sáng kiến, sáng tạo của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và huy động, tập trung được nguồn lực của nhà nước, địa phương cũng như toàn xã hội.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Phong trào thi đua; định kỳ sơ kết, tổng kết Phong trào thi đua để kịp thời biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến, phát huy và chia sẻ các sáng kiến, kinh nghiệm hay, nhân rộng các mô hình, cách làm sáng tạo trong xây dựng xã hội học tập; công nhận, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong Phong trào thi đua.

II. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, các phòng, đơn vị và mỗi CCVC, NLĐ cần tập trung vào các nội dung sau:

1. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và hiệu quả của công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và mô hình học tập trong điều kiện nền kinh tế số, xã hội số; thi đua học tập suốt đời; phát huy sáng kiến, giải pháp khuyến khích và phát triển văn hóa học tập trong cộng đồng.

2. Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động của các thiết chế giáo dục chính quy và không chính quy, thiết chế văn hóa, các Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các đối tượng học tập suốt đời.

3. Triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp và tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia, phối hợp của các tổ chức, cá nhân trong việc thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, hoàn thành các mục tiêu của Quyết định số 1041/QĐ-UBND ngày 05/5/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

4. Thi đua nâng cao năng lực sử dụng các công nghệ học tập hiện đại, chuyển đổi số trong các hoạt động học tập suốt đời; nâng cao năng lực số và năng lực sử dụng ngoại ngữ cho CCVC, NLĐ, thực hiện học tập mọi lúc, mọi nơi bằng mọi phương pháp để phục vụ cho công việc.

5. Thi đua đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong cơ quan và xây dựng mô hình công dân học tập; xây dựng văn hóa học tập.

6. Thi đua tiếp cận kịp thời các xu thế và kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực giáo dục người lớn, học tập suốt đời, học tập trực tuyến trong hệ thống giáo dục mở, học tập từ xa.

III. MỤC TIÊU, TIÊU CHÍ THI ĐUA HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

1. Mục tiêu thi đua

- Tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng xã hội học tập, đảm bảo đến năm 2030 mọi CCVC, NLĐ đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo, góp phần phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số tạo điều kiện để CCVC, NLĐ tiếp cận hệ thống tri thức mở, chủ động và linh hoạt, từ đó hình thành thói quen, phát triển năng lực tự học tập, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh việc khơi dậy, phát huy truyền thống hiếu học trong CCVC, NLĐ, hình thành thói quen tự học, tích cực học tập suốt đời; thường xuyên hỗ trợ, tạo điều kiện để CCVC, NLĐ nâng cao hiểu biết về chính trị, pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Tiêu chí thi đua

2.1. Đối với phòng, đơn vị

- Tạo điều kiện để thu hút, khuyến khích sự tham gia của CCVC, NLĐ vào công tác xây dựng xã hội học tập; sắp xếp, tạo điều kiện cho CCVC, NLĐ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Triển khai có hiệu quả công tác xây dựng xã hội học tập; đề ra các nội dung, giải pháp sáng tạo, đặc thù, thiết thực, phù hợp với tình hình và điều kiện của phòng, đơn vị. Có nhiều giải pháp, sáng kiến hiệu quả trong triển khai thực hiện phong trào thi đua.

- Phối hợp, hỗ trợ triển khai thực hiện để Sở được công nhận cơ quan học tập theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

2.2. Đối với CCVC, NLĐ

- Được công nhận danh hiệu “Công dân học tập” theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

- Có nhiều đóng góp về công sức, trí tuệ, vật chất xây dựng xã hội học tập ở cơ quan cũng như tại địa phương đang sinh sống.

3. Hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng

Căn cứ kết quả thực hiện Phong trào thi đua của các tập thể, cá nhân, Sở Tư pháp sẽ tiến hành bình xét đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh biểu dương, khen thưởng kịp thời bằng hình thức phù hợp và theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Tiêu chuẩn khen thưởng: căn cứ thành tích trong thực hiện Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2024 - 2030”, việc xét khen thưởng cho các tập thể và cá nhân tiêu biểu, xuất sắc được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan trong việc xây dựng xã hội học tập. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng các phòng, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Phong trào thi đua. Thường xuyên theo dõi, đề xuất biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các gương điển hình tiên tiến, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến có giá trị trong phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

2. Triển khai thực hiện các chính sách thúc đẩy công tác xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời; có giải pháp thu hút, khuyến khích sự tham gia của các tập thể, cá nhân trong công tác xây dựng xã hội học tập.

3. Triển khai hiệu quả các chương trình, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về xây dựng xã hội học tập; đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng; đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời và xây dựng mô hình công dân học tập.

4. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CCVC, NLĐ trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, gắn với sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

- Tăng cường tuyên truyền về các điển hình tiêu biểu, phổ biến những mô hình hay, cách làm hiệu quả, tạo sự lan tỏa về tinh thần tự học, học tập thường xuyên, suốt đời. Khuyến khích, nhân rộng những tấm gương cần cù, kiên trì, say mê học tập, đổi mới sáng tạo.

- Tổ chức thăm hỏi, biểu dương, khen thưởng các gương điển hình tiên tiến thuộc Sở, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến có giá trị trong phong trào thi đua.

5. Xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng các phòng, đơn vị; phát huy vai trò gương mẫu của mỗi đảng viên, CCVC, NLĐ về tinh thần tự học và tinh thần khuyến học, khuyến tài, ý thức vận động lôi cuốn toàn xã hội thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua.

6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện Phong trào thi đua, phát triển các nền tảng, tài nguyên giáo dục dùng chung phù hợp trên không gian mạng và hỗ trợ công tác giám sát, đánh giá kết quả triển khai Phong trào thi đua.

Tác giả: Quản trị

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay3,291
  • Tháng hiện tại91,473
  • Tổng lượt truy cập6,020,313
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây