Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật dữ liệu về văn bản tư vấn pháp luật của mạng lưới tư vấn viên pháp luật và thủ tục hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ ba - 14/03/2023 09:23

Đọc bằng audio

Theo Điều 9 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì việc xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật dữ liệu về văn bản tư vấn pháp luật của mạng lưới tư vấn viên pháp luật và thủ tục hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như sau:

Ảnh: https://www.google.com/search?

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên pháp luật theo lĩnh vực quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ thông qua danh sách tư vấn viên pháp luật được đăng tải trên cổng thông tin của bộ, cơ quan ngang bộ đó.

- Sau khi thỏa thuận dịch vụ tư vấn pháp luật với tư vấn viên pháp luật phù hợp thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc bằng phương thức điện tử đến bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật về vụ việc, vướng mắc. Hồ sơ đề nghị bao gồm: (i) Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo mẫu được quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định này; (ii) Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; (iii) Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó nêu rõ nội dung tư vấn, phí dịch vụ tư vấn. Bộ, cơ quan ngang bộ phải công khai địa chỉ đơn vị đầu mối, phương thức điện tử tiếp nhận hồ sơ đề nghị trên cổng thông tin điện tử của mình.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều này, bộ, cơ quan ngang bộ xem xét thông báo bằng văn bản về việc đồng ý hoặc không đồng ý hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo nguyên tắc quy định tại Điều 4 và các quy định tại Nghị định này. Trường hợp không đồng ý hỗ trợ chi phí thì phải nêu rõ lý do.

Trường hợp đồng ý hỗ trợ chi phí thì mức chi phí hỗ trợ cụ thể như sau: (i) Doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% chi phí tư vấn pháp luật theo văn bản thỏa thuận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp, nhưng không quá 03 triệu đồng một năm; (ii) Doanh nghiệp nhỏ được hỗ trợ tối đa 30% chi phí tư vấn pháp luật theo văn bản thỏa thuận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp, nhưng không quá 05 triệu đồng một năm; (iii) Doanh nghiệp vừa được hỗ trợ tối đa 10% chi phí tư vấn pháp luật theo văn bản thỏa thuận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp, nhưng không quá 10 triệu đồng một năm; (iv) Hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật theo quy định tại Chương IV của Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định này.

- Trường hợp được bộ, cơ quan ngang bộ đồng ý hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật và sau khi có văn bản tư vấn pháp luật của tư vấn viên pháp luật thì doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí tư vấn pháp luật vụ việc, vướng mắc được hỗ trợ. Hồ sơ thanh toán bao gồm: (i) Văn bản tư vấn pháp luật, bao gồm 01 bản đầy đủ và 01 bản đã loại bỏ các thông tin về bí mật kinh doanh của doanh nghiệp; (ii) Văn bản đề nghị thanh toán chi phí tư vấn pháp luật có xác nhận của tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp nhỏ và vừa được tư vấn, trong đó có viện dẫn số và ngày của văn bản đồng ý theo quy định tại khoản 3 Điều này, tên người thụ hưởng và số tài khoản, ngân hàng của người thụ hưởng; (iii) Hóa đơn tài chính theo quy định của pháp luật.

- Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này, bộ, cơ quan ngang bộ thanh toán chi phí hỗ trợ tư vấn vụ việc, vướng mắc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo đề nghị thanh toán; trường hợp nội dung văn bản tư vấn pháp luật không thuộc phạm vi tư vấn theo văn bản thỏa thuận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thì bộ, cơ quan ngang bộ từ chối thanh toán chi phí và có văn bản thông báo với doanh nghiệp và tư vấn viên pháp luật.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán chi phí hỗ trợ tư vấn vụ việc, bộ, cơ quan ngang bộ gửi văn bản tư vấn pháp luật đã loại bỏ các thông tin về bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này cho Bộ Tư pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải lên Trang thông tin điện tử hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa./.

Nguyễn Hồng – STP Tây Ninh

Tác giả: Quản trị, Thu Hồng

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay1,602
  • Tháng hiện tại30,684
  • Tổng lượt truy cập5,848,156
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây