Khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Thứ hai - 15/11/2021 23:00

Đọc bằng audio

Nhằm triển khai kịp thời, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo Nghị định số 55/2019/NĐ-CP. Ngày 14 tháng 8 năm 2020 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1754/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2025. Trên cơ sở nội dung được phê duyệt tại Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2021 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Theo đó các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành Kế hoạch Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ quan, địa phương mình quản lý và tổ chức thực hiện tốt nội dung Kế hoạch đề ra. Từ đó, nhận thức của các doanh nghiệp đối với việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ngày càng nâng lên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, địa phương vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung và triển khai thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP nói riêng, cụ thể như:

1. Từ khi Nghị định số 55/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến nay, địa phương chưa nhận được văn bản hướng dẫn chi tiết triển khai thực hiện, do đó việc tham mưu ban hành chính sách về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 và việc triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 12 còn chậm ban hành.

2. Các doanh nghiệp chưa chủ động trong việc đề nghị hỗ trợ pháp lý, chưa tích cực tham gia các lớp tập huấn khi được mời; tâm lý e ngại của các doanh nghiệp khi tham gia các chương trình hỗ trợ pháp lý.

3. Đội ngũ cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng pháp luật; đội ngũ cán bộ phụ trách công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm, chưa được thường xuyên bồi dưỡng về nghiệp vụ nên đôi lúc còn lúng túng trong việc hỗ trợ pháp lý khi doanh nghiệp có yêu cầu.

4. Trong năm 2021, do tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp nên việc mở các lớp ngắn hạn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp; tổ chức các cuộc hội nghị triển khai các văn bản liên quan đến quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa được triển khai thực hiện.  

Từ những khó khăn, vướng mắc trên để giúp cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đi vào trọng tâm và bảo đảm hiệu quả, UBND tỉnh Tây Ninh đề xuất, kiến nghị Bộ Tư pháp một số nội dung như sau:

1. Ban hành quy định cụ thể về các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đối với từng bộ, ngành đã được quy định tại Luật Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh làm căn cứ xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý theo đúng quy định. Cụ thể hóa các chính sách về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để địa phương kịp thời ban hành triển khai thực hiện.

2. Đổi mới việc cung cấp thông tin, trên Trang Thông tin hỗ trợ pháp lý dành cho doanh nghiệp - Bộ Tư pháp cần bổ sung thêm chuyên mục cảnh báo rủi ro pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; thường xuyên cập nhật, đăng tải một số bản án, quyết định của Tòa án; phán quyết, quyết định của trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định xử lý vi phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp được phép công khai để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham khảo.

3. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho mạng lưới tư vấn pháp luật cấp tỉnh, đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (công chức pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; nhân viên pháp chế liên quan trực tiếp đến việc quản lý, tiếp nhận hồ sơ,… của các doanh nghiệp) nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

4. Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030" cần tập trung vào các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp với nội dung là các lĩnh vực pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể như: Pháp luật về sở hữu trí tuệ; Pháp luật về hợp đồng; Pháp luật về Đấu thầu; Pháp luật về thuế, hải quan; Pháp luật về phá sản; Pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng; Pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội; Pháp luật về cạnh tranh, kinh doanh bất động sản, đầu tư; các quy định mới của Bộ luật dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;…hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, thực hiện các cam kết trong hội nhập quốc tế cụ thể: Hiệp định Thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do FTA… nhằm nâng cao nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về công tác pháp chế trong doanh nghiệp; nâng cao ý thức pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực thi pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp phòng ngừa những tranh chấp trong hoạt động kinh doanh có thể xảy ra và phòng tránh rủi ro pháp lý trong kinh doanh; làm rõ những vấn đề vướng mắc từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp càng vững vàng hơn trong hoạt động của mình và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

5. Về tư vấn pháp luật, tại mục tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trên Trang Thông tin hỗ trợ pháp lý dành cho doanh nghiệp, cần đưa ra các câu hỏi về các vấn đề mà doanh nghiệp đang quan tâm để thu hút được các doanh nghiệp đối với hoạt động này. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp như: tổ chức các buổi tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp thông qua hoạt động tư vấn trực tiếp, thành lập mạng lưới tư vấn viên pháp luật là những người am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm tư vấn để tư vấn cho các doanh nghiệp qua điện thoại, email và các hình thức khác nhằm kịp thời hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi có nhu cầu cần được tư vấn.

6. Hướng dẫn việc xây dựng đội ngũ luật sư, tư vấn viên, cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để từng bước giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thông tin pháp luật, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường./.

 

                                                                                  Phương Anh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập97
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm71
  • Hôm nay2,629
  • Tháng hiện tại19,616
  • Tổng lượt truy cập4,989,975
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây