Báo cáo Về đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập

Thứ tư - 25/05/2022 16:33

Đọc bằng audio

BÁO CÁO

Về đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức lại hệ thống

đơn vị sự nghiệp công lập

 

Thực hiện Công văn số 1037/SNV-TCCCVC ngày 17/5/2022 của Sở Nội vụ về việc báo cáo đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL), Sở Tư pháp báo cáo kết quả thực hiện của đơn vị như sau:

I. Đánh giá thực trạng về quản lý, sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL giai đoạn 2015-2021

1. Kết quả đạt được

1.1. Về Danh mục dịch vụ sự nghiệp công

Căn cứ danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành tư pháp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Sở Tư pháp đã thực hiện rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập để đảm bảo cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu theo quy định và phù hợp với mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Nhìn chung, danh mục sự nghiệp công mà các ĐVSNCL thuộc phạm vi quản lý của địa phương phù hợp với danh mục dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành tư pháp.

1.2. Về sắp xếp, tổ chức lại ĐVSNCL

Trong những năm qua, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp đã thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công, phát huy vai trò chủ đạo, then chốt theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp đã đổi mới phương pháp làm việc, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh về chuyên môn, kinh nghiệm và uy tín của đơn vị để cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, từng bước đáp ứng được nhu cầu và sự hài lòng của người dân; năng lực, hiệu quả cung cấp các dịch vụ công đã được khẳng định, có tính cạnh tranh cao. Các đơn vị đã chủ động trong việc rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hiệu quả; chủ động xây dựng kế hoạch, quyết định các biện pháp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm, quản lý tài chính chặt chẽ, đúng quy định; đội ngũ viên chức được đào tạo bài bản, có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, do đó chất lượng dịch vụ sự nghiệp công ngày cao, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Số đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở không thay đổi từ thời điểm 30/4/2015 đến 31/12/2021. Theo đó số đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp gồm 05 đơn vị:

+ Phòng Công chứng số 1 tỉnh Tây Ninh;

+ Phòng Công chứng số 2 tỉnh Tây Ninh;

+ Phòng Công chứng số 3 tỉnh Tây Ninh;

+ Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh;

+ Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Tây Ninh.

1.3. Đánh giá mức độ tự chủ của các ĐVSNCL tính đến ngày 31/12/2021

Mức độ tự chủ của các ĐVSNCL trực thuộc Sở Tư pháp tính đến ngày 31/12/2021 như sau:

+ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh: là đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm;

+ Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Tây Ninh: là đơn vị tự chủ một phần chi thường xuyên;

+ Phòng Công chứng số 1, 2, 3: là đơn vị tự chủ chi thường xuyên.

1.4. Số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước và hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp tại các ĐVSNCL

(Gửi kèm Phụ lục)

          2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSN

- Các đơn vị sự nghiệp công lập chịu sự cạnh tranh khá gay gắt từ các đơn vị ngoài nhà nước (như hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng, đấu giá,...). Trong khi đó, hiện nay các đơn vị vẫn chưa được tự chủ hoàn toàn, đặc biệt là tự chủ về kinh phí, trong tổ chức và hoạt động bị ràng buộc bởi cơ chế quản lý đối với đơn vị sự nghiệp, dẫn đến gặp một số khó khăn, đôi lúc còn bị động trong hoạt động. Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp đang tiến hành xây dựng phương án tự chủ về tài chính để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Theo dự thảo phương án tự chủ thì về khả năng tài chỉnh vẫn còn 01 Phòng Công chứng (Phòng Công chứng số 02) chưa đủ khả năng tự chủ chi đầu tư vì nguồn thu của đơn vị còn hạn chế, phụ thuộc vào nhu cầu giao dịch công chứng của người dân; nguồn trích để lại chỉ đủ chi thường xuyên hàng năm, chi tăng thu nhập và lập các quỹ theo quy định. Đối với Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản chưa đủ điều kiện để chuyển qua đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính tự bảo đảm chi thường xuyên nên Trung tâm xây dựng lại mô hình chuyển từ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên chuyển sang đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

- Việc xây dựng Đề án vị trí việc làm của các đơn vị sự nghiệp công lập còn gặp nhiều khó khăn, do chưa có hướng dẫn cụ thể, đồng bộ từ các cơ quan chức năng.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức nghiệp vụ chuyên ngành (Đấu giá viên, Công chứng viên, Trợ giúp viên pháp lý) còn bị động và gặp nhiều khó khăn, hạn chế, còn phụ thuộc vào kế hoạch kiểm tra kết quả tập sự hành nghề của Bộ Tư pháp.

II. Quan điểm, mục tiêu về đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức lại hệ thống các ĐVSNCL

  1. Quan điểm

1.1. Dịch vụ trợ giúp pháp lý (TGPL)

Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017, trợ giúp pháp lý (TGPL) là loại hình dịch vụ pháp lý không có thu, không mang lại lợi nhuận cho người cung cấp dịch vụ, do đó rất khó thu hút xã hội tham gia công việc này. Nhà nước đã thành lập ra hệ thống tổ chức thực hiện TGPL để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL, đặc biệt là các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Do vậy, trong thời gian tới dịch vụ TGPL vẫn do Nhà nước đảm nhận cung cấp để đảm bảo hỗ trợ thông tin, cung cấp TGPL cho người được TGPL theo quy định của pháp luật.

1.2. Dịch vụ công chứng

Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục duy trì và phát huy vai trò đầu tàu của các Phòng công chứng để dẫn dắt, định hướng hoạt động, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, đồng thời tạo nguồn thu ngân sách. Bên cạnh đó, tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ để các Văn phòng công chứng khu vực tư hoạt động có hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

1.3. Dịch vụ đấu giá tài sản

Tiếp tục duy trì mô hình hoạt động của Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài là đơn vị sự nghiệp công lập  thuộc Sở Tư pháp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh theo quy định của Luật Đấu giá tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong đó, hoạt động của Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản vẫn phải đóng vai trò nòng cốt trong việc dẫn dắt, định hướng cho hoạt động đấu giá tài sản tại địa phương, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

  1. Mục tiêu

- Giai đoạn 2022-2025

+ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh: là đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm;

+ Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Tây Ninh: là đơn vị tự chủ một phần chi thường xuyên (tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên);

+ Phòng Công chứng số 1, 3: là đơn vị tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư.

+ Phòng Công chứng số 2: là đơn vị tự chủ chi thường xuyên.

- Giai đoạn 2026 – 2030

+ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh: là đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm;

+ Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Tây Ninh: là đơn vị tự chủ chi thường xuyên;

+ Phòng Công chứng số 1, 2, 3: là đơn vị tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư.

III. Nhiệm vụ, giải pháp

          - Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định số 2069/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành Tư pháp; Quyết định số 2070/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Đẩy mạnh giao quyền tự chủ về tài chính theo quy định của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

IV. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp

- Để thực hiện thống nhất trên cả nước, đề nghị ban hành bộ khung các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

- Đề nghị giao cho các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên có thẩm quyền quyết định về số lượng người làm việc theo quy định của pháp luật, theo khả năng tài chính của đơn vị mà không cần phải xây dựng Đề án vị trí việc làm để tăng tính chủ động về nhân sự cho các đơn vị, nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ kịp thời, hiệu quả.

Trên đây là Báo cáo về đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Tư pháp Tây Ninh./.

Xem nội dung đầy đủ chọn vào tập tin bên dưới

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập44
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay3,636
  • Tháng hiện tại73,981
  • Tổng lượt truy cập5,500,177
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây